Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Sắc xanh giữ ưu thế, khối ngoại gom hàng trăm tỷ VPB

Trong tuần giao dịch vừa qua (5/9 – 8/9), thị trường chứng khoán ghi nhận 21 mã cổ phiếu ngân hàng tăng, 6 mã giảm và không có mã nào đứng giá…

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Sắc xanh giữ ưu thế, khối ngoại gom hàng trăm tỷ VPB
Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Sắc xanh giữ ưu thế, khối ngoại gom hàng trăm tỷ VPB

Trong tuần giao dịch (5/9 – 8/9), thị trường chứng khoán ghi nhận diễn biến tích cực khi có tới 21 mã cổ phiếu ngân hàng tăng và chỉ có 6 mã giảm giá.

Trong đó, mã OCB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông có mức tăng mạnh nhất 8,7% khi liên tiếp tăng 4/4 phiên trong tuần qua. Đây cũng là phiên tăng giá thứ 8 liên tiếp của cổ phiếu này, giúp thị giá OCB quay trở lại vùng cao nhất kể từ tháng 5 năm ngoái. Kết tuần, giá cổ phiếu OCB dừng ở mức 21.300 đồng/cổ phiếu.

Theo sau OCB là cổ phiếu ABB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) với mức tăng 7,7%. Trong tuần, có thời điểm cổ phiếu ABB đã chạm lại mức 10.000 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, áp lực bán trong 2 phiên cuối tuần qua khiến cổ phiếu này vẫn chưa về được mệnh giá, tạm đóng cửa tại mức 9.300 đồng/cổ phiếu.

Kế tiếp là 3 mã NVB, MSB, NAB với mức tăng tốt lần lượt là 6,3%, 5,4% và 5,2%. Đối với mức tăng trên 3% còn có các mã VPB (+4,1%); MBB (+3,2%); HDB (+3%).

Tương tự, một số cổ phiếu ngân hàng cũng có diễn biến tích cực trong tuần như: KLB (+2,8%); TCB (+2,5%); VAB (+2,4%); SHB (+2%); BVB (+1,9%); SGB (+1,4%); VBB (+1,3%); VIB (+1,2%); BAB (+0,7%); ACB (+0,7%); VCB (+0,4%); LPB (+0,3%); BID (+0,1%).

Ở chiều ngược lại, mã SSB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank) có mức giảm nhiều nhất tuần qua với mức điều chỉnh -2,1%, đóng cửa tuần tại mức giá 27.500 đồng/cổ phiếu.

Bên cạnh đó, có 5 mã cổ phiếu ngân hàng kết tuần trong sắc đỏ, tuy nhiên mức điều chỉnh không lớn. Cụ thể, PGB (-0,2%), STB (-0,5%), CTG (-0,5%), TPB (-1%), EIB (-1,9%).

Ảnh chụp Màn hình 2023-09-10 lúc 09.11.12.png
Thay đổi giá trong tuần giao dịch (5/9 – 8/9)

Trong tuần qua, thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn duy trì được ở mức cao, với hơn 900 triệu cổ phiếu được trao tay giữa các nhà đầu tư, tương đương với giá trị giao dịch đạt gần 20.400 tỷ đồng, mặc dù chỉ diễn ra 4 phiên giao dịch.

Đáng chú ý, TCB đứng đầu về thanh khoản toàn ngành tuần này với gần 3.800 tỷ đồng nhờ xuất hiện những giao dịch thỏa thuận "đột biến". Trong đó, tại phiên 5/9 và 8/9, riêng với phương thức thỏa thuận, đã đã có lần lượt là 1.200 tỷ đồng và 1.530 tỷ đồng cổ phiếu TCB được giao dịch.

Trước đó, bà Hồ Thủy Anh, con gái Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank đã đăng ký mua thêm 82 triệu cổ phiếu TCB trong giai đoạn từ ngày 25/8 đến 19/9 với mục đích cá nhân.

Đứng sau TCB là STB và VPB, với giá trị giao dịch tương ứng lần lượt là 2.894 tỷ và 2.674 tỷ đồng trong tuần qua, cách biệt so với mức 1.646 tỷ đồng của SHB đứng kế sau đó.

Tuần này, cổ phiếu VPB là tâm điểm của các nhà đầu tư nước ngoài khi nhóm này đã mua ròng tổng cộng gần 850 tỷ đồng; riêng phiên cuối tuần đã mua ròng 500 tỷ đồng. Đây là mức cao nhất toàn thị trường chứng khoán tuần qua. Ngoài ra, khối ngoại còn mua ròng 128 tỷ đồng cổ phiếu TPB, 76 tỷ đồng HDB, 75 tỷ đồng BID và ngược lại bán ròng 126 tỷ đồng STB.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận việc 3 công ty mua, nhận chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn tại PG Bank. Cụ thể, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển thương mại Gia Linh, dự kiến nhận chuyển nhượng 39,3 triệu cổ phiếu, tương đương 13,1% cổ phần. Công ty Cổ phần Quốc tế Cường Phát dự kiến nhận chuyển nhượng 40,5 triệu cổ phiếu, tương đương 13,54% cổ phần. Cuối cùng là Công ty Cổ phần Thương mại Vũ Anh Đức dự kiến nhận chuyển nhượng 40,1 triệu cổ phiếu, tương đương 13,36% cổ phần.

Như vậy, 3 nhà đầu tư tổ chức nói trên sẽ nhận chuyển nhượng tổng cộng 119,9 triệu cổ phiếu, tương đương 40% vốn điều lệ của PG Bank.

Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 29/8/2023, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 12,56 triệu tỷ đồng, tăng 5,33% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,87%). Trước đó, trong tháng 7, tín dụng quay đầu giảm, mức tăng trưởng chỉ đạt 4,56% thấp hơn con số vào cuối tháng 6.

Thời gian qua, nhiều ngân hàng, bao gồm cả ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tư nhân như Vietcombank, BIDV, MB, Techcombank..., tung ra chương trình ưu đãi để hút khách vay nhằm trả nợ khoản vay tại ngân hàng khác.

VPBank vừa công bố điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa lên 30% vốn điều lệ. Hiện nay, room ngoại của VPBank đang đạt gần 18%.

Xem thêm

Phá điểm nghẽn, khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp

Phá điểm nghẽn, khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp

Bài toán hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp đang là thách thức lớn của ngành ngân hàng. Theo các chuyên gia, khó khăn đang bủa vây doanh nghiệp và vấn đề quan trọng nhất hiện nay vẫn là chính sách và thực thi...

Lãi suất giảm sâu, tín dụng vẫn đi giật lùi

Lãi suất giảm sâu, tín dụng vẫn đi giật lùi

Mặc dù toàn ngành đã có nhiều nỗ lực, song tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm nay vẫn thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2022 (khoảng 9,54%), thậm chí chưa đạt được một nửa tăng trưởng năm ngoái. Trong khi đó, định hướng tăng trưởng tín dụng năm nay lên tới 14-15%...

Có thể bạn quan tâm

Tuần này, giá xăng tiếp tục giảm

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm

Trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng tiếp tục giảm lần thứ 2 liên tiếp. Giá mới được áp dụng từ 15h ngày 21/11...

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

Nhiều dự án nhà ở xã hội cũ đã tăng giá đáng kể, thậm chí có những dự án mức giá ngang bằng với chung cư thương mại...

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng thế giới tăng cao nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn đều vượt ngưỡng 86 triệu đồng/lượng…