LienVietPostBank được chấp thuận tăng vốn nhờ trả cổ tức 12% bằng cổ phiếu

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, mã: LPB) chia cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 12% bằng cổ phiếu, giúp tăng vốn điều lệ.
LienVietPostBank được chấp thuận tăng vốn nhờ trả cổ tức 12% bằng cổ phiếu

Theo văn bản số 4536 /NHNN-TTGSNH ngày 24/6/2021 của NHNN, LienVietPostBank được phép tăng vốn điều lệ thông qua chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 12% bằng cổ phiếu. Nguồn tăng vốn sẽ được lấy từ lợi nhuận năm 2020.

Sau khi hoàn thành việc chi trả cổ tức năm 2020, LienVietPostBank sẽ tiếp tục thực hiện các đợt tăng vốn theo kế hoạch đã được Đại hội cổ đông thường niên 2021 của Ngân hàng phê duyệt để tăng vốn điều lệ lên mức hơn 15.700 tỷ đồng. Cụ thể, phát hành riêng lẻ 66,7 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, nâng tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại Ngân hàng lên 9,99%, phát hành cho cổ đông hiện hữu 265 triệu cổ phiếu, phát hành 35 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Năm nay, ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận đạt 3.200 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2020. Tính đến 31/5/2021, lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank đạt hơn 1.700 tỷ đồng, hoàn thành gần 60% kế hoạch năm.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu LPB tăng liên tục trong thời gian qua, từ mức khoảng 23.000 đồng/CP tại thời điểm đại hội là cuối tháng 4, lên trên 29.000 đồng/CP hiện nay. Thanh khoản của cổ phiếu cũng luôn duy trì ở mức cao, đặc biệt là trong quý 2/2021.

Xem thêm

Cộng hưởng chuyển đổi số, LienVietPostBank nắm lợi thế bứt phá

Cộng hưởng chuyển đổi số, LienVietPostBank nắm lợi thế bứt phá

Sau 3 năm dồn lực đầu tư, LienVietPostBank bắt đầu bứt phá mạnh mẽ ở nhiều chỉ tiêu trong khi vẫn đảm bảo hài hòa lợi ích khách hàng và an toàn hoạt động. Lợi thế riêng có về mạng lưới được ngân hàng tối ưu hoá bằng cộng hưởng lực đẩy chuyển đổi số.
LienVietPostBank: Chọn lối đi riêng

LienVietPostBank: Chọn lối đi riêng

LienVietPostBank tiếp tục tập trung phát triển theo định hướng Ngân hàng bán lẻ trên cơ sở khai thác thế mạnh mạng lưới, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi người dân ít có cơ hội tiếp cận với dịch vụ tài chính ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo nhờ vào các yếu tố như tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay nhà ở, cùng với sự phục hồi của nhóm khách hàng cá nhân…

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Theo dự báo của ông Trần Ngọc Báu, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ hạ lãi suất, hạ nhanh hay chậm thế nào phụ thuộc sẽ vào câu chuyện dịch chuyển vốn ngoại, và lãi suất ở đây là cả trên thị trường 1 (thị trường dân cư) và thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng)...