Lo ngại trước đề xuất của Bộ Tài Chính về việc đánh thuế nhà, thuế xe

Theo đề xuất của Bộ Tài Chính nhà ở từ 700 triệu trở lên sẽ bị đánh thuế mức 0,4% và không bị đánh thuế đối với căn nhà thứ hai trở đi còn ôtô trên 1,5 tỷ đồng sẽ bị đánh thuế tài sản.
Lo ngại trước đề xuất của Bộ Tài Chính về việc đánh thuế nhà, thuế xe

Tại cuộc họp báo chuyên đề chiều 13/4, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài Chính cho biết Bộ này đang cân nhắc phương án đánh thuế tài sản đối với đất đai và đối tượng nhà ở, tài sản trên đất. 

Đối với nhà và công trình xây dựng trên đất, Bộ Tài Chính đưa ra 2 phương án tính thuế. Phương án một sẽ đánh thuế cả nhà ở và các công trình thương mại dịch vụ. Phương án thứ hai là chỉ đánh thuế nhà ở. 

Đối với nhà ở, Bộ Tài Chính đề nghị thực hiện theo phương án thuế suất 0,4% và áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng. Điều đó có nghĩa là nhà ở từ 700 triệu trở lên sẽ bị đánh thuế mức 0,4% và không bị đánh thuế đối với căn nhà thứ hai trở đi.

"Người có nhiều nhà sẽ cộng giá trị tất cả các nhà lại, đối chiếu theo ngưỡng chịu thuế", ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài Chính cho biết.

Với đề xuất này, Bộ dự kiến số thu thuế tài sản đối với nhà là 31.000 tỷ đồng - con số lớn nhất trong tất cả các phương án thuế suất đề ra.

Dự kiến đánh thuế tài sản đối với ô tô

Bên cạnh đó, dự thảo của Bộ Tài Chính cũng đưa ra phương án đánh thuế tài sản đổi với tàu bay, du thuyền, ô tô có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên. Khi có giá trị dưới 1,5 tỷ đồng và sử dụng cho mục đích kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, hành khách, các đối tượng trên sẽ không phải chịu thuế.

Trả lời câu hỏi về lo ngại kiểm soát giá trị ô tô để tiến hành đánh thuế tài sản trong trường hợp người bán và người mua có thể thỏa thuận giá dưới mức 1,5 tỷ đồng quy định, ông Phạm Đình Thi cho rằng không đáng lo ngại. Ông Thi lý giải, mốc giá để đánh thuế sẽ là mức giá tài sản tại thời điểm đánh thuế do UBND nhân dân cấp tỉnh quy định. Với các tài sản đã qua sử dụng sẽ tính theo phần trăm chất lượng còn lại của tài sản.

Theo Bộ Tài Chính, cần thiết phải có luật Thuế tài sản là để thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách tài chính đối với tài sản và thực hiện tái cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Đồng thời thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, bao quát nguồn thu, tạo nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quản lý Nhà nước đối với tài sản, phù hợp với thông lệ quốc tế và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...