Lọc hóa dầu Nghi Sơn dừng tạm thời để khắc phục sự cố - mở rộng, nâng cấp Lọc dầu Dung Quất

Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) dừng tạm thời để khắc phục sự cố kỹ thuật nên sản lượng xăng dầu có thể bị giảm so với kế hoạch.

Chủ động tìm nguồn cung để bù đắp sự thiếu hụt từ Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Mới đây, Bộ Công Thương có công điện gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu về việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường.

Tại công điện Bộ Công Thương cho biết, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) dừng tạm thời để khắc phục sự cố kỹ thuật, vì thế sản lượng xăng dầu trong 10 ngày đầu tháng 1/2023 có thể bị giảm khoảng 20%-25% so với kế hoạch.

Do đó, để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước bộ này yêu cầu Tập đoàn xăng dầu Việt Nam chỉ đạo Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn tăng công suất ở mức tối đa có thể, đồng thời sử dụng nguồn hàng dự trữ và các nguồn hàng khác để bù đắp tố đa lượng thiếu hụt cho các khách hàng.

Lọc hóa dầu Nghi Sơn dừng tạm thời để khắc phục sự cố
Lọc hóa dầu Nghi Sơn dừng tạm thời để khắc phục sự cố

Đặc biệt, Bộ Công Thương chỉ đạo Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn khẩn trương khắc phục sự cố, ổn định hoạt động sản xuất để cung ứng xăng dầu cho khách hàng, thị trường.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chủ động tìm kiếm nguồn cung xăng dầu, tăng cường nhập khẩu để bù đắp lượng xăng dầu thiếu hụt từ Nhà máy Lọc dầu Nghị Sơn, đảm bảo cung ứng xăng dầu cho thị trường giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2023 và đến hết quý I/2023.

Mở rộng, nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Trong một diễn biến liên quan, mới đây tại buổi làm việc với Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR- đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương đánh giá cao các kết quả, thành tựu của BSR năm 2022 khi đã "vượt qua khó khăn, vượt qua giới hạn", góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đến nay, chúng ta đã chủ động được khoảng 70% nguồn cung xăng dầu trong nước.

Thủ tướng cho biết, ngay sau khi nhậm chức, ông đã làm việc với Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực về vấn đề bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Thủ tướng chỉ đạo mở rộng, nâng cấp Lọc dầu Dung Quất
Thủ tướng chỉ đạo mở rộng, nâng cấp Lọc dầu Dung Quất

Ông nhấn mạnh, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất do Việt Nam tự xây dựng, vận hành, đến nay đã hoạt động có lãi. Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phát huy kết quả hoạt động của Nhà máy, đồng thời rút kinh nghiệm từ các dự án khác để khẩn trương triển khai dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất bảo đảm đúng quy định, kịp thời, hiệu quả.

Theo Thủ tướng, ý kiến các bộ ngành cho biết tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định nhiệm vụ: "Mở rộng và xây dựng trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất". Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP ngày 29/12/2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị, trong đó có đề án mở rộng và xây dựng trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia Dung Quất.

Các bộ ngành đánh giá việc hình thành Trung tâm Lọc hóa dầu tại Dung Quất phù hợp với Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị và cần thiết cho việc phát triển ngành dầu khí, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Thực tế hiện nay, cả nước đang dần hình thành 3 trung tâm lọc hóa dầu lớn tại miền Bắc (Thanh Hóa), miền Trung (Quảng Ngãi) và miền Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thủ tướng nói.

Vì vậy, Thủ tướng giao các bộ, ngành liên quan, các địa phương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nghiên cứu, xây dựng đề án cụ thể về các trung tâm lọc hóa dầu, trong đó chú trọng đến các cơ chế, chính sách cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật nhằm phát triển lĩnh vực này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...