Lợi nhuận BIDV năm 2017 “bốc hơi” 135 tỷ đồng sau kiểm toán, nợ xấu hơn 14 nghìn tỷ đồng

Do phải điều chỉnh các khoản thu nhập lãi, lợi nhuận của ngân hàng BIDV sau kiểm toán BCTC năm 2017 đã giảm 135 tỷ đồng so với BCTC tự lập, xuống còn 8.665 tỷ đồng.
Lợi nhuận BIDV năm 2017 “bốc hơi” 135 tỷ đồng sau kiểm toán, nợ xấu hơn 14 nghìn tỷ đồng

Tăng chi phí, "bào mòn" lợi nhuận 

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV (mã: BID) vừa công bố BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2017 với một số chỉ tiêu chính phải điều chỉnh thay đổi đáng kể.

Tại thời điểm 31/12/2017, tổng tài sản của BIDV đã tăng thêm 19,4% lên mức 1.202 nghìn tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng cũng tăng 18,4%, đạt mức hơn 859,98 nghìn tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng 19,7%, lên mức 866,88 nghìn tỷ đồng. Đến cuối năm 2017, số dự phòng rủi ro cho vay khách hàng của BIDV tiếp tục tăng thêm 10% lên mức 11.349 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2017, vốn điều lệ vẫn giữ nguyên ở mức 34.187 tỷ đồng dù ngân hàng cũng đã có ý định tăng vốn từ lâu, song chưa thực hiện được.

Tại BCTC hợp nhất đã kiểm toán, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 30.955 tỷ đồng, tăng trưởng 32% so với năm 2016 (đã trình bày lại sau kiểm toán).

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng lên 2.965 tỷ đồng, kinh doanh vàng và ngoại hối đạt 668 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán đem lại khoản lãi thuần tổng cộng 812 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm trước. Tổng thu nhập hoạt động năm 2017 đạt 39.016 tỷ đồng, tăng trưởng 28% so với năm 2016.

Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng thêm 2.000 tỷ đồng lên mức 15.504 tỷ đồng.

Lợi nhuận thuần trước dự phòng rủi ro cả năm đạt hơn 23.512 tỷ đồng, nhưng BIDV đã phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tới 61%, ghi nhận con số kỷ lục 14.847 tỷ đồng dự phòng rủi ro. Do vậy, lợi nhuận trước thuế chỉ còn 8.665 tỷ đồng và lãi sau thuế 6.945 tỷ đồng, chỉ tăng trưởng 12% so với năm trước.

So với BCTC hợp nhất 2017 tự lập, lợi nhuận trong BCTC sau kiểm toán của ngân hàng đã giảm 135 tỷ đồng, giảm 1,53% so với số công bố 8.800 tỷ đồng trước đó. Dù vậy ngân hàng vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Lợi nhuận sụt giảm là do sau kiểm toán ngân hàng phải điều chỉnh lại các khoản mục thu nhập lãi thuần, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh giảm từ 8 đến 66 tỷ đồng, còn chi phí hoạt động phải điều chỉnh tăng thêm 136 tỷ đồng dẫn tới lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bị giảm 203 tỷ đồng.

Như vậy, lợi nhuận của BIDV năm 2017 đã kém xa so với các ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, VPBank... 

Nợ xấu "khủng" hơn 14.000 tỷ đồng 

Đáng chú ý, quy mô dư nợ của BIDV năm 2017 vẫn tiếp tục tăng trưởng cao tới 19,7% song dư nợ xấu đã được kiểm soát giảm nhẹ xuống còn 1,62%. Về chất lượng nợ, BCTC hợp nhất đã kiểm toán cho thấy, nợ xấu (nhóm 3-5) đã giảm khoảng 365 tỷ đồng xuống còn hơn 14.064 tỷ đồng. Trong số này, dư nợ nhóm 4 tăng gấp 5 lần so với đầu năm lên mức 5.084 tỷ đồng, còn nợ nhóm 3 và 5 lại giảm đáng kể.

Riêng nợ nhóm 5- có nguy cơ mất vốn giảm được 1.700 tỷ đồng xuống còn 5.230 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37% tổng quy mô nợ xấu của ngân hàng.

Do quy mô nợ xấu lớn nên trong năm 2017, BIDV đã phải trích lập thêm 1.300 tỷ đồng dự phòng rủi ro cho vay so với đầu năm, lên mức 11.349 tỷ đồng. Trong đó, dự phòng rủi ro tín dụng ở các thị trường nước ngoài là hơn 516 tỷ đồng.

Các năm qua, BIDV đã thực hiện bán nợ xấu rất lớn cho Công ty VAMC để “dọn dẹp” nhanh khối nợ khủng trên sổ sách, làm đẹp các chỉ số tài chính. Đến cuối năm 2017, ngân hàng ghi nhận số trái phiếu VAMC theo mện giá là hơn 19.347 tỷ đồng, giảm gần 1900 tỷ đồng so với đầu năm. Ngân hàng đã ghi nhận trích lập dự phòng trái phiếu VAMC hơn 9.580 tỷ đồng.

>> Năm 2017 BIDV báo lãi 8.800 tỷ đồng, tăng trưởng 14,2%

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...