Lợi nhuận năm 2017 của ABBank sẽ tăng đột biến lên 450 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) dự kiến sẽ trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2017 với mức lợi nhuận trước thuế đạt 450 tỷ đồng, tăng 56% so với thực hiện năm 2016.
Lợi nhuận năm 2017 của ABBank sẽ tăng đột biến lên 450 tỷ đồng

ABBank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2017 đạt 450 tỷ đồng

ABBank vừa công bố tài liệu phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017, dự kiến tổ chức vào ngày 27/4/2017 tại TP.HCM.

Theo đó, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản năm 2017 tăng 8% so với số thực hiện năm 2016, đạt 80.600 tỷ đồng; Tổng huy động vốn từ khách hàng tăng 24%, đạt 64.669 tỷ đồng; Tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng 28%, đạt 51.262 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng 56% so với thực hiện 2016, đạt 450 tỷ đồng.

Trong đó, cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng 17% và phát triển, tăng số dư huy động nhóm khách hàng ngoài EVN. Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 51% so với thực hiện năm 2016.

Năm 2017, ABBank cho biết sẽ tập trung đẩy mạnh chuyển đổi theo định hướng bán lẻ với phương châm phát triển bền vững, tiếp tục phát huy các thế mạnh với mục tiêu gia tăng tỷ trọng thu dịch vụ; hoàn thành kế hoạch tài chính với lợi nhuận đạt và vượt kế hoạch, tiếp tục duy trì định mức tín nhiệm cao của Moody’s; chuyển đổi báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế IFRS; Đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và giao dịch trên hệ thống Upcom.

Tính đến cuối năm 2016, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) đạt 74.432 tỷ đồng, tăng 15%; Tổng huy động khách hàng đạt 52.228 tỷ đồng, tăng 9% ; Dư nợ thị trường 1 đạt 40.141 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với cuối năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới 3%, đạt 1,95%.

Lợi nhuận trước thuế năm 2016 của ABBank đạt 288,4 tỷ đồng tăng trưởng 168% so với năm 2015 (lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt trên 305,2 tỷ đồng, tăng trưởng 158% so với năm 2015).

Theo lãnh đạo ngân hàng An Bình, kết quả lợi nhuận này có được dựa trên nền tảng tổng thu nhập tăng trưởng 13%, gia tăng chất lượng tài sản và kết hợp với các biện pháp kiểm soát chi phí chặt chẽ (chỉ số Chi phí/Thu nhâp (CIR) tiếp tục được kiểm soát giảm từ 57,8% cuối năm 2015 về 55,2% cuối năm 2016). Đặc biệt, là sự gia tăng đáng kể mức đóng góp từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của ABBank, với tốc độ tăng thu nhập thuần đạt 131% so với 2015.

Ngoài ra, năm 2016, ngân hàng đã mở thêm 13 điểm giao dịch, đạt 159 điểm giao dịch tại 33 tỉnh, thành phố. Đến cuối tháng 03/2017 ABBank đã nâng số điểm giao dịch lên 165 với trên 34 tỉnh thành toàn quốc./.

>> Gập ghềnh tăng vốn ở ABBank

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...