Lợi nhuận tăng đột biến 35,6%, giá cổ phiếu MBB tăng 81%

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Ngân hàng Quân đội (mã: MBB) ghi nhận lợi nhuận hợp nhất trước thuế là 2.524 tỷ đồng, tăng 35,6% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận tăng đột biến 35,6%, giá cổ phiếu MBB tăng 81%

Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân đội trong quý 2/2017 đã tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể, thu nhập lãi thuần tăng mạnh 41,7% so với cùng kỳ lên 5.138,6 tỷ đồng nhờ tỷ lệ NIM cải thiện mạnh, tăng trưởng tín dụng tốt và hệ số LDR (tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động) tăng đáng kể.

Tổng dư nợ cho vay tăng trưởng 14,6% so với đầu năm nay đạt 172.678 tỷ đồng, chủ yếu nhờ đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân và khu vực FDI, nhất là phân khúc khách hàng cá nhân mang lại lãi suất cao. Trong quý 2, hệ số LDR thuần tăng lên 84,9%, từ mức 77,4% cuối năm 2016. Tỷ lệ NIM tiếp tục tăng 0,85% so với cùng kỳ lên 4,3% khi kết thúc quý 2/2017, cao hơn hầu hết các ngân hàng niêm yết, chỉ đứng sau VIB.

Thu nhập ngoài lãi tăng mạnh 97,6% so với cùng kỳ lên 1.241,7 tỷ đồng, chủ yếu do lãi thuần hoạt động dịch vụ tăng mạnh 136,8% so với cùng kỳ đạt 661 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm ngoái, hoạt động chứng khoán bị lỗ 41,6 tỷ đồng thì quý 2/2017 MBB ghi nhận số lãi tới 123 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối lãi thuần 53,9 tỷ đồng, tăng 101,4% so với cùng kỳ năm trước, và thu nhập khác tăng 32,8% lên 371 tỷ đồng.

Không chỉ kết qủa kinh doanh 6 tháng khởi sắc, mà giá cổ phiếu MBB cũng ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc từ vùng giá 13.000 đồng/CP hồi tháng 3 năm nay, lên tới mức cao nhất 23.500 đồng/CP (đóng cửa phiên 31/7/2017), tức tăng trưởng gần 80,7% chỉ sau 5 tháng. Khối lượng giao dịch trung bình trong tuần đạt hơn 3,5 triệu đơn vị, tăng mạnh so với trung bình trong 1 quý chỉ là 2,5 triệu. Hiện, MBB là cổ phiếu được đánh giá triển vọng tăng trưởng lạc quan trong nhóm cổ phiếu ngân hàng và đang hút dòng tiền từ thị trường. 

Về cơ cấu cổ đông của MBB vừa qua có biến động, trong đó, cổ đông lớn nhất của MBB là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đang sở hữu 252 triệu cổ phiếu, tương ứng 14,75% vốn MBB.

Cổ đông lớn là việc Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MaritimeBank) đã chuyển nhượng hơn 81,3 triệu của mình cho CTCP Phát triển Hà Nam- một thành viên của Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID Group)  nay là Tập đoàn TNG Group của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, vợ của ông Trần Anh Tuấn, chủ tịch HĐQT MaritimeBank. 

Theo thông tin công bố, ngân hàng Quân Đội dự tính sẽ bán 49% cổ phần MCredit cho Shinsei Bank - Shinsei Financial, một công ty con, là công ty lớn thứ ba trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng của Nhật Bản với thị phần khoảng 6%. Trước đó, MBB đã nhận sáp nhập Công ty Tài chính Sông Đà (SDFC) trong chiến lược thâm nhập sâu hơn vào mảng tài chính tiêu dùng vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng mà nhiều ngân hàng thương mại đang nhắm tới. Được biết, MCredit đang cung cấp các khoản cho vay quy mô nhỏ, dưới 100 triệu đồng nhằm phục vụ cho vay thấu chi, cho vay tiền mặt và cho vay mua các thiết bị gia đình.

Hiện, thương vụ chuyển nhượng MCredit chưa được công bố chi tiết, song giá bán được ước tính khoảng 22.000 đồng/CP, cao gấp đôi giá trị sổ sách (10.000 đồng/CP), dự kiến đem về cho ngân hàng xấp xỉ 290 tỷ đồng. Hay việc bán cổ phần MBLand cũng nằm trong kế hoạch cơ cấu từ lâu, với dự tính thu về khoảng 465 tỷ đồng và MBB có thể lãi khoảng 155 tỷ đồng.

>> Ngân hàng MB báo lãi trước thuế 2.386 tỷ đồng trong 6 tháng

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...