Lợi nhuận trước thuế MBB “bốc hơi” 61 tỷ đồng

Sau kiểm toán, lợi nhuận trước thuế năm 2016 của Ngân hàng TMCP Quân đội (mã: MBB) giảm 61 tỷ đồng, đạt 3.650 tỷ đồng, song vẫn vượt kế hoạch đề ra ở mức 3.550 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế MBB “bốc hơi” 61 tỷ đồng

Ngân hàng MB vừa công bố BCTC năm 2016 hợp nhất đã kiểm toán với nhiều chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng khả quan hơn. Cụ thể, năm 2016, MBB ghi nhận tổng thu nhập lãi thuần đạt gần 7.979 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2015.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh 25% so với năm 2016. Lãi thuần từ hoạt động ngoại hối giảm mạnh do lỗ 300 tỷ đồng từ các công cụ phái sinh tiền tệ (tăng gấp hơn 2 lần so với năm 205). Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh cũng bị giảm mạnh hơn 30 tỷ đồng... Tuy nhiên lãi thuần từ hoạt động khác lại tăng mạnh 352 tỷ đồng, tương ứng mức 67% so với năm 2015.

Cả năm 2016, MBB ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế 3.650 tỷ đồng, thấp hơn số lãi 3.711 tỷ đồng theo công bố trước đó, song vẫn vượt kế hoạch ĐHCĐ đề ra là 100 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.883 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2015.

Tại thời điểm 31/12/2016, tổng tài sản của ngân hàng đạt 256.258 tỷ đồng tăng 25,6% so với năm 2015.

Huy động vốn từ khách hàng tăng gần 7,3% so với đầu năm, đạt 194.812 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng cũng tăng mạnh tới 24,2%, đạt 150.737 tỷ đồng. Song MBB phải trích dự phòng rủi ro cho vay lên 2.050 tỷ đồng.

Về chất lượng tín dụng, đến cuối năm 2016, tổng số nợ xấu của MBB khoảng gần 1.987 tỷ đồng, chiếm khoảng1,32%, giảm so với năm 2015 (tỷ lệ 1,7%). Trong đó, nợ nhóm 5- có nguy cơ mất vốn đã giảm mạnh 40,7% xuống chỉ còn 614,6 tỷ đồng.

Ngoài nợ xấu, MBB duy trì dư nọ tại các hợp đồng REPO, hỗ trợ tài chính và ứng trước cho khách hàng khá cao, ở mức gần 2.290 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 1.393 tỷ đồng cuối năm 2015.

MBB cho biết, ngày 8/3/2016, ngân hàng đã thực hiện việc sáp nhập với Công ty tài chính Sông Đà (SDFC), qua đó nâng vốn điều lệ từ mức 16.000 tỷ đồng lên mức 17.127 tỷ đồng.

MBB đã tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của SDFC. Tháng 11/2016, MBB cũng đã hoàn tất việc mua thêm 30.784.186 cổ phần của Tổng công ty bảo hiểm Quân Đội (MIC) nâng tỷ lệ sở hữu của ngân hàng tại đây từ 49,77% lên 69,58%.

Thuỳ Linh

>> Lợi nhuận của VIB đang "nấp” ở đâu?

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...