Lợi nhuận VietABank “bốc hơi” 28,5 tỷ đồng sau kiểm toán

Sau kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017, VietAbank đã phải điều chỉnh giảm lợi nhuận trước thuế xuống còn 121,8 tỷ đồng, giảm 28,5 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.
Lợi nhuận VietABank “bốc hơi” 28,5 tỷ đồng sau kiểm toán

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa công bố BCTC hợp nhất năm 2017 đã được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học TP.HCM (AISC). Ngân hàng chỉ công bố vỏn vẹn… 13 trang báo cáo, mà không công bố đầy đủ toàn bộ báo cáo tài chính kèm thuyết minh chi tiết.

Tại báo cáo “vắn tắt” này, một số chỉ tiêu quan trọng về kết quả kinh doanh của VietAbank sau kiểm toán có sự chênh lệch đáng kể so với báo cáo do ngân hàng tự lập trước đó.

Cụ thể, thu nhập lãi thuần của ngân hàng năm 2017 tăng trưởng 37,2% so với năm trước, đạt hơn 1.144 tỷ đồng. Các hoạt động chính dều báo lỗ đáng kể, gồm: hoạt động dịch vụ lỗ 7 tỷ, kinh doanh ngoại hối lỗ gần 43 tỷ đồng, mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ 82,5 tỷ đồng. Riêng hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư có lãi 35,9 tỷ đồng, thay vì số lỗ 87,4 tỷ đồng của năm 2016.

Các hoạt động khác ghi nhận số lỗ hơn 73,2 tỷ đồng, trong khi năm 2016 báo lãi 151 tỷ đồng… Chi phí hoạt động năm 2017 của ngân hàng tiếp tục tăng lên mức 558 tỷ đồng.

Do đó, lợi nhuận thuần trước dự phòng rủi ro đạt 430 tỷ đồng, giảm 39 tỷ đồng so với năm 2016.

Sau kiểm toán, lợi nhuận trước thuế năm 2017 của VietABank là 121,8 tỷ đồng và sau thuế 98,8 tỷ đồng. Số liệu lợi nhuận trước thuế (sau kiểm toán) bị điều chỉnh giảm tới 28,5 tỷ đồng so với báo cáo tự lập trước đó. Nguyên nhân là do VietABank phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thêm 29 tỷ đồng, lên mức 308 tỷ đồng. Số dự phòng rủi ro các năm qua của ngân hàng cũng cao cấp 2-3 lần lợi nhuận làm ra mỗi năm.

Hết năm 2017, dư nợ tín dụng của ngân hàng bất ngờ tăng trưởng tới 12,5%, đạt 34.226 tỷ đồng. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của VietAbank lại được “giấu” kĩ, chỉ công bố một vài chỉ tiêu cơ bản về tăng trưởng tín dụng, dự phòng rủi ro… Theo BCTC hợp nhất 2017, dư nợ xấu cuối kỳ của VietAbank tăng lên 525,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,53% tổng dư nợ cho vay. Trong đó, nợ xấu nhóm 5- có nguy cơ mất vốn tăng mạnh tớ 45,2% lên tới 485 tỷ đồng, khiến cho nhà băng này phải tăng trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu.

Theo quy định, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ xấu nhóm 5 là 100% số dư nợ xấu. Điều này có nghĩa VietABank phải dành tới 485 tỷ đồng lợi nhuận để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu nhóm 5, chưa kể nợ nhóm 3 và 4 với tỷ lệ trích lập từ 25-50%.

Thế nhưng, báo cáo tự lập của VietABank không hề đề cập tới việc trích lập dự phòng cụ thể cho 3 nhóm nợ xấu lên tới 525,7 tỷ đồng này. Con số nợ xấu nhóm 5 theo BCTC đã kiểm toán còn tăng vọt lên 875 tỷ đồng, và tỷ lệ nợ xấu chiếm tới 2,7% dư nợ, cao hơn số liệu ngân hàng tự lập.

Thế nhưng, báo cáo đã kiểm toán cho thấy tổng số trích dự phòng rủi ro tín dụng của năm 2017 chỉ ở mức 308 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với quy mô nợ xấu của ngân hàng. Điều này đang đặt ra nghi vấn về việc phân loại, trích lập dự phòng rủi ro thiếu chính xác của VietABank và số liệu tài chính tù mù không được công khai, minh bạch cho cổ đông?

Nếu thực hiện phân loại, trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu đầy đủ theo đúng quy định thì liệu rằng lợi nhuận của VietAbank còn tiếp tục “teo tóp” hay thậm chí âm?

Tại ĐHCĐ thường niên 2018 vừa qua, ngân hàng đã biểu quyết dùng toàn bộ lợi nhuận còn lại sau thuế (98,8 tỷ đồng) để trích lập các quỹ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính. Phần còn lại chia cổ tức 10% bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, tương ứng phát hành thêm 34.999.904 cổ phần. Dự kiến, ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu để trả cổ tức vào nửa cuối năm nay, giúp tăng vốn lên gần 3.850 tỷ đồng.

Bên cạnh chia cổ tức, VietABank sẽ tiến hành phát hành riêng lẻ hơn 35 triệu cổ phần, đê tiếp tục tăng vốn lên 4.200 tỷ đồng trong năm nay.

VietABank cũng đưa ra phương án 2 để tăng vốn ngay lên 4.200 tỷ đồng là phát hành riêng lẻ hơn 70 triệu cổ phần với giá chào bán không thấp hơn mệnh giá.

Nếu có thêm nguồn vốn mới thì ngân hàng sẽ bổ sung hoạt động kinh doanh, mở rộng cho vay, đầu tư… Nhờ đó, ngân hàng đặt mục tiêu tăng tín dụng thêm 10%, lợi nhuận trước thuế năm 2018 sẽ tăng gấp đôi lên 312 tỷ đồng. Tuy vậy, việc tăng vốn điều lệ năm nay chưa rõ có thực hiện được hay không bởi kế hoạch tăng vốn đã được đề ra từ năm 2017, song đến giờ vẫn chưa thực hiện được. 

>> ĐHCĐ VietABank: Mục tiêu lợi nhuận 253 tỷ đồng, tăng vốn lên 4.200 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...