Theo ông Lương Tam Quang, tín dụng đen diễn biến rất phức tạp, chủ yếu lợi dụng, núp bóng dưới các tiệm cầm đồ, công ty tài chính, dịch vụ đáo nợ ngân hàng, văn phòng công chứng.
Phương thức thủ đoạn của hoạt động này rất tinh vi phức tạp gây khó khăn cho công tác điều tra. Trong khi đó, ông cho biết thu thập chứng cứ để xử lý và trong khi đó chế tài xử lý các hành vi này chưa tương xứng với mức độ vi phạm.
Theo đó, Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo bằng cách tuyên truyền, quản lý dịch vụ tài chính, xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh có điều kiện liên quan đến hoạt động cầm cố vay nợ cũng như chỉ đạo các địa phương đấu tranh triệt phá các tội phạm.
Cuối năm là thời điểm hoạt động tín dụng đen trở thành cao điểm. Do đó, Bộ Công an sẽ tổ chức nân cao công tác tổ chức tiếp nhận tố giác đường dây nóng, mở đợt cao điểm liên quan đến tấn công trấn áp tội phạm từ 16/12 sau một thời gian chuẩn bị nhân, vật lực.
Bộ Công an cũng sẽ kiến nghị đề xuất với Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong công tác phòng ngừa tín dụng đen.
Đồng thời đề nghị báo chí, các cơ quan truyền thông, phối hợp trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các thủ đoạn, phương thức tội phạm liên quan tới tín dụng đen để người dân cảnh giác.
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu phải xử lý đến nơi đến chốn "tín dụng đen", nhất là vào dịp Tết, bởi vừa qua, Công an Thanh Hóa triệt phá băng nhóm tội phạm về tín dụng đen với quy mô 26 chi nhánh tại 63 tỉnh, thành phố. Đây là vấn đề bức xúc xã hội cần tập trung thảo luận, có biện pháp quyết liệt để loại trừ, theo Thủ tướng.
>> Thủ tướng yêu cầu quyết liệt để loại trừ vấn nạn "tín dụng đen"