Mở rộng Thành phố Đà Lạt lên gần 336.000ha

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Đà Lạt sẽ được tính toán mở rộng để đạt tổng diện tích tự nhiên khoảng 335.930ha…
Mở rộng Thành phố Đà Lạt lên gần 336.000ha
Khu vực Quảng trường Lâm Viên và Hồ Xuân Hương, TP.Đà Lạt

Ngày 17/3, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045. Việc điều chỉnh quy hoạch chung phải dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc Đồ án Quy hoạch chung Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2014 và các đồ án quy hoạch đã phê duyệt.

Theo quyết định của Thủ tướng, phạm vi ranh giới lập quy hoạch Đà Lạt và vùng phụ cận là toàn bộ địa giới hành chính thành phố và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và một phần huyện Lâm Hà (gồm thị trấn Nam Ban và các xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà) với cao trình 850m trở lên. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 335.930ha.

Theo tính toán, quy mô dân số đến năm 2035 khoảng 1,1 – 1,15 triệu người, đến năm 2045 khoảng 1,9 – 1,95 triệu người. Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2035 khoảng 25.500 - 27.000ha, đến năm 2045 khoảng 45.000 - 46.500ha.

Mở rộng Thành phố Đà Lạt lên gần 336.000ha
Phạm vi điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045 có diện tích tự nhiên gần 336.000ha

Một trong những mục tiêu và quan điểm của việc lập điều chỉnh quy hoạch chung của Đà Lạt và vùng phụ cận là phải làm sao khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái đặc trưng của thành phố Đà Lạt để phát triển thành phố hiện đại, có bản sắc, tạo sức hấp dẫn của đô thị, từng bước nâng cao chất lượng đô thị; Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu; hướng tới sự đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo, chỉnh trang đô thị.

Đồng thời với đó là bảo tồn và phát triển Đà Lạt thành đô thị đặc thù về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, lịch sử, cảnh quan tự nhiên; xây dựng Đà Lạt trở thành đô thị phát triển du lịch - văn hóa - khoa học, xanh và hiện đại có đẳng cấp quốc tế. Phát triển đô thị đồng thời phát triển theo hướng bền vững.

Những yêu cầu trọng tâm đối với điều chỉnh quy hoạch lần này là rà soát tổng thể về nội dung quy hoạch chung đã được phê duyệt năm 2014, trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế, khu vực và đánh giá thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, môi trường của thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận với vùng tỉnh Lâm Đồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Tây Nguyên.

Rà soát các dự án, quy hoạch trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đã được lập và phê duyệt; định hướng phát triển không gian đô thị, quy hoạch sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật và xã hội với xu hướng phát triển thực tế của thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận…

Thủ tướng cũng yêu cầu quy hoạch tổng thể cần điều chỉnh định hướng phát triển không gian, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật của thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận phù hợp với tầm nhìn và thích ứng linh hoạt với các biến động kinh tế - xã hội, biến đổi khí hậu; tạo thêm dư địa phát triển từ giá trị đất đai, đảm bảo khả năng dự trữ cho tương lai và bảo vệ môi trường sinh thái.

Các ban ngành liên quan cần xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch cụ thể, có phân kỳ họp lý, gắn với nguồn lực thực hiện; thể hiện được phạm vi về không gian - đất đai; lựa chọn những vấn đề bất cập ưu tiên giải quyết (về liên kết vùng, hệ thống đô thị vệ tinh với thành phố Đà Lạt và vùng tỉnh Lâm Đồng, phân bố dân cư, nhà ở, chất lượng sống, giao thông đô thị, quản lý ngập, sử dụng tài nguyên...), cải thiện thực trạng và đẩy mạnh phát triển đô thị, kinh tế - xã hội thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận nói riêng và vùng tỉnh Lâm Đồng nói chung.

Thực tế, phát triển của thành phố Đà Lạt hiện nay đang đối mặt với rất nhiều “vấn nạn đô thị”. Cụ thể, quá trình đô thị hóa nhanh, lượng khách du lịch “đổ” về thành phố ngày càng đông khiến Đà Lạt không còn giữ được vẻ thoáng đạt, mộng mơ như trước.

Nhiều công trình, di sản không được bảo tồn, xuống cấp. Tình trạng thiếu kỷ cương trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng khiến quy hoạch của thành phố Đà Lạt bị phá vỡ, bê tông hóa ồ ạt, nhất là tại khu vực vùng lõi khiến đô thị Đà Lạt bị nén chặt, trở nên chật chột, ngột ngạt… Chính vì vậy, việc mở rộng, phát triển đô thị Đà Lạt ra nhiều hướng, tạo ra không gian phát triển mới là một nhu cầu bức thiết.

Xem thêm

Tiến độ các dự án trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng hiện ra sao?

Tiến độ các dự án trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng hiện ra sao?

Giai đoạn 2021 – 2025, Lâm Đồng có tổng cộng 16 dự án trọng điểm. Trong đó có 7 công trình trọng điểm tiếp tục triển khai đầu tư của giai đoạn 2016 – 2020. Hiện nay, 5 dự án đã hoàn thành thủ tục và triển khai các hoạt động đầu tư xây dựng và 11 dự án đang thực hiện thủ tục chưa triển khai.

Có thể bạn quan tâm

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam lên 7%

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam lên 7%

Với diễn biến bất ngờ tích cực trong quý 3, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 7% từ mức dự báo trước đó là 6,5%. Đây là mức dự báo tăng trưởng cao nhất một tổ chức tài chính quốc tế đưa ra với nền kinh tế Việt Nam năm nay...

Bà Trương Mỹ Lan tại tòa

Bitexco khẳng định 15.700 tỷ đồng nhận từ bà Trương Mỹ Lan không liên quan SCB, đề nghị tòa không thu hồi.

Bitexco cho biết 15.700 tỷ đồng nhận từ bà Trương Mỹ Lan không liên quan đến SCB hay phát hành trái phiếu. Việc bà Lan bị bắt khiến công ty chịu thiệt hại hơn 12.000 tỷ đồng. Bitexco yêu cầu tòa án giải tỏa các lệnh phong tỏa và ngăn chặn tài khoản để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và phát triển...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ