MobiFone chính thức chấm dứt dự án mua 95% cổ phần AVG

Hiện MobiFone đã thu lại toàn bộ số tiền liên quan đến dự án, bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 8.775 tỷ đồng, trong đó gồm số tiền gốc mà MobiFone đã thanh toán cho việc mua 95% cổ
MobiFone chính thức chấm dứt dự án mua 95% cổ phần AVG

MobiFone cho biết, triển khai văn bản số 409/TB-VPCP ngày 13/11/2018 của Văn phòng Chính phủ Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình tại cuộc họp về việc xử lý sau thanh tra Dự án MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) và thực hiện chỉ đạo của Bộ TT&TT ngày 18/12/2018, MobiFone và Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu đã ký thỏa thuận hủy bỏ, chấm dứt và thanh lý giao dịch mua bán cổ phần của MobiFone tại AVG. Như vậy, MobiFone đã hoàn toàn chấm dứt dự án mua 95% cổ phần AVG.

Kết quả này là sự nỗ lực của MobiFone trong suốt thời gian qua dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ TT&TT trong việc triển khai thực hiện kết luận thanh tra số 355/KL- TTCP ngày 14/3/2018 về dự án Tổng công ty Viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu.

Đến thời điểm hiện tại, MobiFone đã thu lại toàn bộ số tiền liên quan đến dự án, bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tổng số tiền MobiFone đã thu thu lại là hơn 8.775 tỷ đồng, trong đó gồm số tiền gốc mà MobiFone đã thanh toán cho việc mua 95% cổ phần AVG là hơn 8.445 tỷ và các chi phí khác. MobiFone cũng đã trả lại 344.660.000 cổ phần cho các cổ đông của AVG.

MobiFone cho biết, bên cạnh việc khẩn trương thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ trong dự án đầu tư trên, năm 2018, MobiFone đã nỗ lực phát triển mạng lưới, lắp đặt thêm các trạm phát sóng 2G, 3G và 4G nâng tổng số trạm phát sóng của MobiFone trên cả nước đạt gần 70.000 trạm; mạng core sẽ được nâng cấp mở rộng dung lượng, có thể đáp ứng 46 triệu thuê bao 2G và 3G, 16 triệu thuê bao sử dụng data để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh, cho xu hướng chuyển đổi số và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng cao của khách hàng.

Ngoài nhiệm vụ quan trong về củng cố, đầu tư cho hạ tầng mạng lưới, MobiFone đã triển khai các nội dung quy định về đổi mới, cơ cấu lại mô hình tổ chức Tổng Công ty tại Quyết định số 1799/QĐ-BTTTT ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với bộ phận kinh doanh, MobiFone đã thành lập Ban Khách hàng cá nhân và Ban Khách hàng doanh nghiệp và Kinh doanh Quốc tế trên cơ sở tái cơ cấu lại Ban Kinh doanh và Ban Kinh doanh quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mọi nhân viên.

Việc tái cơ cấu bộ phận kinh doanh của MobiFone nhằm tập trung và tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, với phương châm lấy khách hàng làm trung tâm – vốn là “kim chỉ nam” đã được định hình trong suốt quá trình phát triển của MobiFone.

Những nỗ lực trên đã giúp MobiFone tạo ra nhiều dịch vụ tiện ích, đa dạng cho khách hàng như My MobiFone, mConnect, thanh toán cước điện thoại online,… Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh dịch vụ viễn thông với thị trương cạnh tranh gay gắt, các dịch vụ cơ bản như thoại và SMS đang có xu hướng bão hoà và suy giảm, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone đã phấn đấu để đạt được những kết quả nhất định trong năm 2018 cụ thể như sau: Về chỉ tiêu lợi nhuận ước tính đạt 100% kế hoạch được giao và MobiFone thuộc Top 20 doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất Việt Nam; Chất lượng mạng truy cập Internet (3G và 4G) của MobiFone vượt chuẩn theo kết quả đo kiểm của Cục Viễn thông năm 2018.

Trước đó, làm việc với MobiFone, ông Nguyễn Mạnh Hùng Bộ trưởng Bộ TT&TT chỉ ra ba điểm mạnh tạo nên “bộ gien gốc” của MobiFone, là: Tâm huyết, Chuyên nghiệp và Hiệu quả. Đây là ba yếu tố làm nên sự khác biệt của MobiFone với các nhà mạng khác. Chính vì vậy, Lãnh đạo Tổng Công ty Viễn thông MobiFone quyết tâm triển khai các giải pháp để phát huy thế mạnh của mình giữ vững chất lượng mạng lưới và làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, xứng đáng với vị thế là nhà mạng di động đầu tiên của Việt Nam.

>> Thương vụ Mobifone mua AVG: Dự kiến thu hồi 8.775 tỷ đồng gốc và lãi

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…