Moody’s: Việc cho phép thu giữ tài sản đảm bảo có lợi cho ngân hàng Việt

Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu tại Việt Nam.
Moody’s: Việc cho phép thu giữ tài sản đảm bảo có lợi cho ngân hàng Việt

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa ra một báo cáo cho rằng việc cho phép đẩy nhanh tốc độ thu hồi tài sản đảm bảo là một bước đi tích cực đối với tín nhiệm của các ngân hàng Việt Nam, vốn đang phải chật vật xử lý nợ xấu sau một thập kỷ tín dụng tăng trưởng nhanh và tiêu chuẩn cho vay lỏng lẻo.

Trong khi đó, trước khi có Nghị quyết 42, các ngân hàng phải mất nhiều năm mới có thể thu hồi tài sản đảm bảo.

Ngày 21/8, Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) đã tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là Dự án đầu tư Cao ốc phức hợp Sài Gòn M&C (Saigon One Tower) của Công ty Sài Gòn One Tower tại TP.HCM nhằm xử lý khoản nợ hiện đã lên trên 7.000 tỷ đồng.

Quá trình xử lý nợ xấu chậm chạp

Theo Moody’s, Chính phủ Việt Nam tiếp tục cam kết xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng tài sản của các ngân hàng, nhưng các biện pháp được áp dụng cho đến nay không hiệu quả trong việc đưa nợ xấu khỏi bảng cân đối của các ngân hàng.

Được thành lập từ năm 2013, VAMC đã mua lại lượng lớn nợ xấu từ các tổ chức tín dụng nhưng đến nay tỷ lệ nợ xấu được VAMC xử lý mới chỉ đạt khoảng 20% do thiếu sự rõ ràng trong việc thu giữ tài sản đảm bảo theo quy định của Bộ luật Dân sự. Điều này đã làm suy giảm nỗ lực thu hồi tài sản đảm bảo do quá trình tố tụng có thể kéo dài đến 3 năm, các chuyên gia của Moody’s bình luận.

“Khả năng thu giữ tài sản đảm bảo là một bước tiếp theo cực kỳ quan trọng trong việc xử lý nợ xấu và chúng tôi kỳ vọng Nghị quyết 42 của Quốc hội, vốn dỡ bỏ các trở ngại pháp lý trước kia, sẽ giúp cải thiện tỷ lệ thu giữ nợ xấu dưới quyền của các ngân hàng và VAMC”, Moody’s viết.

Tính hiệu quả của nghị quyết này đã thể hiện rõ ràng trong việc VAMC lần đầu hoàn thành thu giữ tài sản đảm bảo tại chỉ 1 tuần sau khi Nghị quyết 42 có hiệu lực. Quy định mới này cũng làm tăng quyền đàm phán của các ngân hàng và VAMC đối với bên đi vay.

Tuy nhiên, Moody’s lưu ý rằng hiệu quả thực sự đối với chất lượng tài sản và lợi nhuận của các ngân hàng chỉ thể hiện rõ ràng sau khi các tài sản được thu giữ được xử lý.

“Mặc dù các ngân hàng có thể giảm lượng nợ xấu bằng cách bán các khoản nợ có vấn đề cho VAMC, nhưng chất lượng tài sản và lợi nhuận chỉ được cải thiện nếu và khi VAMC bán được các tài sản thu giữ”, hãng xếp hạng tín nhiệm Mỹ nhấn mạnh.

Theo Bizlive

>> Nghị quyết về xử lý nợ xấu chính thức có hiệu lực từ 15/8

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...