Một đề xuất “vô tình, thiếu lý”

Ngay trong những ngày đầu làm việc của năm mới Mậu Tuất, đề xuất của Bộ Tài chính tăng “kịch khung” thuế bảo vệ môi trường (BVMT) trong xăng dầu, tức từ 3.000 lên 4.000 đồng/lít không khỏi khiến cả ng
Một đề xuất “vô tình, thiếu lý”

Rùng mình, bởi cái nguyên do tăng thuế BVMT không từ nguyên do môi trường mà chỉ thuần tuý là số thu khi Bộ Tài chính giải thích là do thuế nhập khẩu giảm mạnh.

Rùng mình, ở con số, dự kiến khoảng 57.312 tỉ đồng/năm, tăng khoảng 15.684,2 tỉ đồng/năm.

Vậy là không cần úp mở gì cả, khi xăng dầu giảm giá theo giá chung thế giới thì quỹ bình ổn xăng dầu tăng, và khi các FTA có hiệu lực thì người dân cũng như nền kinh tế lại phải chịu một đề xuất kiểu “bảo vệ môi trường” mà thực chất là tăng thu cho ngân sách, thay vì được giảm giá theo đúng các nguyên tắc của thị trường.

Nói xăng dầu là “tù binh” của ngân sách không có gì sai cả.

Từ mức chỉ chiếm 1,48% thu ngân sách năm 2011, thuế bảo vệ môi trường đã chiếm tới gần 4,1% tổng thu ngân sách năm 2016. Trong tổng số thu từ thuế bảo vệ môi trường, thì thu từ xăng dầu chiếm đến 99%.

Nhưng số thu “bảo vệ môi trường càng tăng” thì số tiền thực dành cho môi trường lại càng giảm.

Theo chính thống kê của Bộ Tài chính thì dù khoản thu từ nguồn thuế này tăng 4 lần trong 5 năm qua thì chi cho bảo vệ môi trường tăng chưa tới 1,4 lần.

Cụ thể năm 2012, số thu từ thuế bảo vệ môi trường là 11.160 tỉ đồng, đã tăng lên mức 42.393 tỉ đồng vào năm 2016, tương đương tăng 4 lần trong vòng 5 năm.

Ngược lại, số chi bảo vệ môi trường lại tăng không đáng kể, từ 9.000 tỉ đồng năm 2012 lên 12.290 tỉ đồng sau 5 năm và chỉ chiếm khoảng 1% ngân sách.

Tính ra, cứ 4 đồng thuế thì chỉ có đúng 1 đồng được chi đúng với tên gọi của sắc thuế là bảo vệ môi trường.

Xăng dầu là đầu vào của cả nền kinh tế mà mỗi biến động, hay “điều chỉnh” ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến CPI, đến giá thành sản xuất, đến cạnh tranh, đến đời sống của dân cư...

Chúng ta không thể bòn mót mãi nhân danh môi trường, không thể “bắt tù binh” mãi xăng dầu vì giảm thu.

Bởi về mặt lý thuyết kinh tế, nhân danh bảo vệ môi trường để tăng thu chưa bao giờ được coi là nguồn thu ổn định, bền vững. Bởi đối với người dân, đó không phải là lẽ công bằng.

Hãy thử bấm ngón tay: Nếu cộng cả thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, và VAT thì mức đóng góp của ngành xăng dầu vào khoảng 9,8% tổng thu ngân sách nhà nước. Còn nếu đề xuất tăng kịch khung của Bộ Tài chính được chấp thuận thì con số sẽ lên tới 15%, một mức thu cao đến vô lý.

Theo Đào Tuấn/Lao động

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...