Một loạt giấy phép con được Ngân hàng nhà nước bãi bỏ

Ngay trước thềm Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, ngày 30/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành cùng lúc 9 Thông tư, bãi bỏ hàng loạt giấy phép con trong lĩnh vực ngâ
Một loạt giấy phép con được Ngân hàng nhà nước bãi bỏ

Thông tư ban hành đầu tiên là Thông tư số 13/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 45/2011/TT-NHNN ngày 30/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng (TCTD).

Ngoài sửa đổi, bổ sung một số khái niệm, về đồng tiền cho vay, thu hồi nợ nước ngoài; Thông tư 13 đã bỏ các quy định liên quan đến điều kiện cho vay ra nước ngoài (Bãi bỏ Điều 7 và sửa đổi Khoản 1 Điều 9). Bên cạnh đó, Thông tư sa đổi Điều 10 và Điều 11 quy định về hồ sơ đăng ký và đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Đồng thời, bổ sung Khoản 5 Điều 12 về cơ sở để NHNN xem xét, xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài; Sửa đổi Điều 14 quy định về tài khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài... Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/6/2016. Thông tư ban hành thứ hai trong ngày hôm qua là Thông tư số 14/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2014/TT-NHNN ngày 06/11/2014 của Thống đốc NHNN quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và bãi bỏ một số điều của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 của Thống đốc NHNN.

Theo đó, Thông tư 14 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung về điều kiện thực hiện ủy thác, nhận ủy thác, điều kiện thực hiện hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để đảm bảo phù hợp với hiệu lực thi hành Luật Đầu tư về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày1/7/2016.

Thông tư thứ ba là Thông tư 15/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2015/TT-NHNN ngày 25/12/2015 của Thống đốc NHNN quy định việc cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Theo đó, Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung về điều kiện cấp phép; điều kiện thực hiện hoạt động bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, cho thuê tài chính; điều kiện cho thuê tài chính bằng ngoại tệ, mua và cho thuê lại bằng ngoại tệ để đảm bảo phù hợp với Luật Đầu tư về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2 năm 2016-2017, định hướng đên năm 2020.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016.

Thông tư thứ tư là Thông tư16/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 34/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Thống đốc NHNN quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2016.

Thông tư thứ năm là Thông tư 17/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Quy chế môi giới tiền tệ ban hành kèm theo Quyết định số 351/2004/QĐ-NHNN ngày 7/4/2004 của Thống đốc NHNN.

Thông tư quy định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm 3 phần, cụ thể: (i) Quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, nguyên tắc môi giới tiền tệ; (ii) Quy định về phạm vi môi giới tiền tệ, phương thức thực hiện môi giới tiền tệ, hợp đồng môi giới tiền tệ, phí môi giới tiền tệ, lưu trữ hồ sơ; (iii) Quy định về hiệu lực thi hành, tổ chức thực hiện. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 22/8/2016.

Thông tư thứ sáu là Thông tư 18/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lựckể từ ngày 22/8/2016.

Thông tư thứ bảy là Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, có hiệu lực từ 15/8/2016 và thay thế cho một số quyết định trước đó, nhằm bổ sung và chỉnh sửa về mặt kết cấu cũng như nội dung quy định để phù hợp với căn cứ pháp lý hiện hành cũng như thực tiễn của hoạt động thẻ ngân hàng.

Thông tư thứ tám là Thông tư 21/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2013/TT-NHNN ngày 1/3/2013 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, có hiệu lực từ 1/7/2016. Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 04/2013/TT-NHNN như: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2: “1. Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác theo Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấp phép thành lập do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp” và bãi bỏ một số quy định khác.

Thông tư cuối cùng là Thông tư 22/2016/TT-NHNN thay thế Thông tư số 28/2011/TT-NHNN ngày 1/9/2011 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp, có hiệu lực từ 15/8/2016. Phạm vi điều chỉnh của Thông tư quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm việc mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành lần đầu và việc mua lại trái phiếu doanh nghiệp).

Thông tư quy định nguyên tắc mua trái phiếu doanh nghiệp, các loại trái phiếu doanh nghiệp được mua, trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp, hệ số rủi ro, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đối với số dư mua trái phiếu doanh nghiệp.

Thùy Liên

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...