Một loạt ngân hàng Việt nằm trong tầm ngắm hạ điểm tín dụng của Moody's

Mới đây, tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's cho biết họ đang đánh giá lại xếp hạng Ba3 của Việt Nam và cân nhắc hạ mức điểm tín dụng với 17 ngân hàng.
Một loạt ngân hàng Việt nằm trong tầm ngắm hạ điểm tín dụng của Moody's

Đánh giá được đưa ra sau khi tổ chức này nhận được tin tức một vài khoản thanh toán trả nợ của chính phủ đang bị trì hoãn. Moody's dự kiến sẽ hoàn thành đánh giá xếp hạng trong 3 tháng tới.

Theo Moody’s, hiện chưa có khoản lỗ hoặc mới chỉ có khoản lỗ tối thiểu đối với các chủ nợ nhưng hiện tượng này có thể cho thấy hệ thống tài chính Việt Nam không còn phù hợp với xếp hạng Ba3 và cần phải đánh giá lại. 

Sau thông tin trên, Moody's tiếp tục ra thông báo về việc đưa 17 ngân hàng Việt Nam vào diện xem xét hạ bậc xếp hạng tín nhiệm trong kỳ tới. Moody's cho biết hành động này liên quan tới việc xem xét hạ tín nhiệm của Việt Nam nên 17 ngân hàng này sẽ chịu sự ảnh hưởng khác nhau.

Đáng chú ý, trong số các ngân hàng Việt bị Moody’s đưa vào diện xem xét lần này có cả 4 ngân hàng quốc doanh gồm Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV. Ngoài ra, nhiều ngân hàng thương mại tư nhân cỡ lớn hiện nay cũng nằm trong danh sách bị xem xét hạ tín nhiệm gồm MB, ACB, Techcombank, VPBank, ABBank, HDbank, Lienvietpostbank, NamA Bank, OCB, SHB, TPBank, VIB và MSB. Trong khi đó, xếp hạng, đánh giá và triển vọng của Sacombank không bị ảnh hưởng.

Được biết, sức mạnh tín dụng của Việt Nam là đầu vào quan trọng trong xếp hạng của Moody's đối với các ngân hàng trong nước. Nguyên nhân do sức mạnh tín dụng của quốc gia ảnh hưởng đến khả năng cung cấp hỗ trợ cho các ngân hàng trong tình hình căng thẳng.

Theo đó, trường hợp Moody's hạ xếp hạng tín nhiệm với Việt Nam sẽ dẫn đến việc hạ thấp, hoặc thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ đối với một số ngân hàng. Do đó, bảng xếp hạng tín dụng thấp sẽ hạ hơn trong một số trường hợp.

Ngoài ra, trong trường hợp BCA hoặc tín nhiệm dài hạn của các ngân hàng hiện bằng tín nhiệm quốc gia hoặc đã chạm trần, Moody’s cũng sẽ phải hạ các đánh giá này xuống để đảm bảo tính tương xứng.

Theo thông tin từ hãng này, tác động của việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia với mỗi ngân hàng sẽ hàng nhau.

Sau thông tin về việc xem xét hạ mức tín nhiệm quốc gia của Moody’s, Bộ Tài chính lý giải đây là nghĩa vụ nợ được Chính phủ bảo lãnh, thuộc nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, không phải là nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ. Theo đó, Moody's cần xác định rõ nghĩa vụ nợ dự phòng và nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ. Việt Nam chưa bao giờ chậm trễ trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ.

Bộ cũng khẳng định việc Moody’s đưa Việt Nam vào diện xem xét để hạ bậc chỉ dựa trên một sự việc riêng lẻ là không phù hợp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...