MSB sẽ thu về gần 2.000 tỷ đồng lợi nhuận từ thương vụ thoái vốn tại FCCOM

MSB sẽ thoái toàn bộ 100% vốn tại Công ty tài chính FCCOM, giá trị thương vụ ước tính không thấp hơn 100 triệu USD và có thể thu về 1.800 - 2.000 tỷ đồng lợi nhuận cho ngân hàng này trong năm 2022.
MSB sẽ thu về gần 2.000 tỷ đồng lợi nhuận từ thương vụ thoái vốn tại FCCOM

Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) vừa có thông tin về việc bán toàn bộ 100% vốn Công ty tài chính FCCOM.

Ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB cho biết ngân hàng đang tiếp xúc với 2 - 3 nhà đầu tư và đang tiến hành ký hợp đồng chuyển nhượng trong tháng 11/2021.

"Nếu đạt kỳ vọng và không có gì thay đổi, ngân hàng sẽ hoàn tất chuyển nhượng trong năm sau và ghi nhận lợi nhuận", ông Linh nói. Giá trị thương vụ ước tính không thấp hơn 100 triệu USD và có thể thu về 1.800 - 2.000 tỷ đồng lợi nhuận cho MSB trong năm 2022.

Lãnh đạo MSB cho biết ngân hàng định hướng thoái vốn các công ty con và tập trung vào lĩnh vực chính, phát triển mảng bán lẻ, nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Bên cạnh FCCOM, MSB cũng sẽ bán toàn bộ giá trị vốn góp tại Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản MSB (MSB AMC) nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Cập nhật về hoạt động kinh doanh, ông Linh cho biết đến hết tháng 10, MSB lãi trước thuế 4.600 tỷ đồng, vượt 40% kế hoạch cả năm. Các chỉ số sinh lời trên tổng tài sản trung bình (ROAA) và vốn chủ sở hữu trung bình (ROAE) lần lượt là 2,14% và 20,83%. 

Tỷ lệ biên lãi ròng NIM đạt mức 3,72%, cao hơn mức 3,35% của năm 2020 và 2,51% của 2019. Dự kiến ngân hàng sẽ cán mốc trên 5.000 tỷ lợi nhuận trước thuế cho cả năm 2021.

Trong kỳ nới hạn mức tín dụng cuối năm, MSB kỳ vọng sẽ được nâng "room" tín dụng, dựa trên cân đối và phân bổ của cơ quan điều hành.

Sau 9 tháng, tín dụng của MSB tăng gần 16%, cao hơn mức 10,6% cuối tháng 6. Ngân hàng vẫn kỳ vọng đạt hạn mức tín dụng 25% cho cả năm. Trong kỳ nới hạn mức tín dụng cuối năm, MSB kỳ vọng sẽ được nâng "room" tín dụng, dựa trên cân đối và phân bổ của cơ quan điều hành.

Đến cuối tháng 9, nợ xấu tính theo Thông tư 02/2013 được kiểm soát ở mức 1,31%, giảm so với cuối quý trước (1,6%). Tổng nợ cơ cấu lại theo Thông tư 14/2021 của Ngân hàng Nhà nước đến hết quý 3 là 1.759 tỉ đồng, chỉ chiếm 1,8% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thúc đẩy quá trình xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ xấu.

Trong kế hoạch từ nay đến năm 2023, ngân hàng đặt mục tiêu duy trì tăng trưởng trung bình tín dụng 25 - 30%, tổng tài sản 17%/năm và huy động vốn 16%/năm, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) hướng đến mốc 40.000 tỷ.

Riêng trong năm 2022, MSB đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế 30%, quy mô tài sản 10% - 15%. Ngân hàng dự kiến tiếp tục chia cổ tức 2021 với tỷ lệ 30%.

Vừa qua, MSB đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 15.275 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức 2020 với tỷ lệ 30%. 

Xem thêm

MSB thoái toàn bộ vốn tại MSB AMC

MSB thoái toàn bộ vốn tại MSB AMC

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam vừa thông báo bán đấu giá công khai toàn bộ giá trị vốn góp tại Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB AMC)

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...