"Mùa" ĐHĐCĐ thường niên 2021: Chuyện cổ tức ngân hàng có còn nóng?

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khá nhiều đơn vị chính thức công bố lịch cuộc họp quan trọng này. Một trong những vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm là ngân hàng sẽ chia cổ tức ra sao trong bối cảnh nhiều khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
"Mùa" ĐHĐCĐ thường niên 2021: Chuyện cổ tức ngân hàng có còn nóng?

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB, mã: VIB) vừa công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021 sẽ được tổ chức vào ngày 24/3 tới đây.

Trong đó, có nội dung về phương án tăng vốn, bao gồm tăng vốn bằng hình thức chia cổ phiếu thưởng 40% từ nguồn vốn chủ sở hữu và dự kiến phát hành chào bán cổ phiếu. Vốn điều lệ dự kiến sau các phương án tăng vốn này là khoảng 16.000 tỷ đồng. 

Theo Dự thảo Nghị quyết trình cổ đông của VIB, ngân hàng dự kiến tăng vốn bằng hình thức chia cổ phiếu thưởng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Quyết định thời gian thực hiện chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông, đảm bảo hoàn thành trước 30/9/2021.

Cùng trong ngày 24/3, ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) cũng sẽ diễn ra, dự kiến sẽ trình đại hội phương án chia cổ tức tối thiểu 15%. Ngân hàng này vừa chốt danh sách cổ đông hưởng quyền tham dự đại hội vào ngày 22/2.

Còn lãnh đạo Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cho hay, ngân hàng dự kiến chia cổ tức ở mức khoảng 25%.

HĐQT VietinBank cũng vừa ban hành nghị quyết về việc tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2021, dự kiến tổ chức vào ngày 16/4. Một số nội dung sẽ được lấy ý kiến cổ đông như: hoạt động năm 2020 và định hướng năm 2021, phương án phân phối lợi nhuận năm 2020, mức thù lao đối với HĐQT và Ban Kiểm soát...

Trước đó, tại ĐHCĐ năm 2020, phương án chia cổ tức được phê duyệt và đã được cổ đông chấp thuận là: chia cổ tức tiền mặt 5% và chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ hơn 28,7899%.

Mới đây, VietinBank thông báo đã thanh toán cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt (5%) cho cổ đông, tương đương với quy mô hơn 1.800 tỷ đồng. Còn phương án phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 28,7899% sẽ hoàn tất muộn nhất vào quý I/2021.

Tháng 4 cũng là "thời điểm vàng" mà các ngân hàng khác như Sacombank, ACB, Eximbank... lựa chọn để tổ chức ĐHĐCĐ. Dù chưa chính thức công bố tài liệu ĐHĐCĐ cũng như còn khá nhiều ngân hàng chưa công bố lịch tổ chức đại hội, tuy nhiên, có thể thấy, thay đổi phương thức trả cổ tức từ tiền mặt sang cổ phiếu sẽ trở thành xu hướng chính trong năm nay.

Điều này cũng dễ lý giải vì năm qua, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề nghị các ngân hàng thương mại không chia cổ tức bằng tiền mặt, tiết giảm chi phí, dành nguồn tiền để cắt giảm lãi suất đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Lãnh đạo nhiều ngân hàng cho biết, năm nay sẽ không chia cổ tức bằng tiền mặt để tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính, phát triển kinh doanh. Bởi trong bối cảnh hiện nay, quy mô vốn cần phải sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn và các chỉ tiêu khác.

Bên cạnh đó, năm qua do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nợ xấu ngành ngân hàng sẽ tăng cao. Trong khi đó, việc tái cơ cấu hệ thống mới chỉ đạt được một số thành tựu bước đầu như nâng cao năng lực tài chính, giải quyết phần nào nợ xấu thì nay lại phải đối mặt với những khó khăn mới từ dịch bệnh mang lại.

Nợ xấu cũ chưa qua, nợ xấu mới đang ập tới sẽ tạo thêm những thách thức cho ngành ngân hàng. Vì vậy, việc không chia cổ tức bằng tiền mặt sẽ giúp nhà băng có nguồn lực gia tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro.

Thực tế, nếu như nhiều ĐHĐCĐ trước đây, cổ đông gay gắt với lãnh đạo ngân hàng vì cổ tức bằng cổ phiếu, thì năm nay đã khác...

Nhìn vào mặt bằng chung có thể thấy, tỷ lệ cổ tức nhận được năm nay ở quanh mức 15-20%, thậm chí cao hơn ở một số ngân hàng, được xem là món hời lớn nếu so với mặt bằng lãi suất gửi tiết kiệm ở quanh mức 5% như hiện nay.

Hơn nữa, do giá cổ phiếu “vua” trong xu hướng tăng thời gian qua nên việc chia cổ tức bằng cổ phiếu theo chủ trương của NHNN cũng được cổ đông đón nhận.

Trong một chia sẻ cách đây không lâu ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị ACB cho hay, do kết quả kinh doanh tăng trưởng đều đặn hàng năm nên ACB thường xuyên trả cổ tức cao cho các cổ đông.

Với kết quả đạt được trong năm 2020, ACB sẽ cân nhắc chia ở mức phù hợp và ưu tiên chia cổ tức bằng cổ phiếu để vừa có thể tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính, vừa đáp ứng chủ trương của NHNN và cũng như mong muốn của cổ đông.

Chị Minh Tâm, một nhà đầu tư lâu năm trên thị trường cổ phiếu cho hay, chị mong năm nay ACB tiếp tục chia cổ tức ở mức 30% bằng cổ phiếu như năm 2020. Một mặt do ACB đã về đích lợi nhuận năm 2020 trước 1 tháng, mặt khác quan trọng hơn là cổ phiếu ngân hàng đang trong xu hướng tăng, nếu nhận cổ phiếu bằng cổ tức lúc này sẽ có lợi hơn là bằng tiền mặt. Thực tế, trong vòng hơn 1 năm qua, thị giá cổ phiếu ACB đã tăng tới gần 80%.

Tương tự, bà Hồng Anh, một cổ đông lâu năm của OCB cũng bày tỏ mong muốn được nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Xem thêm

Vì sao khê đọng cổ tức ngân hàng?

Vì sao khê đọng cổ tức ngân hàng?

Đầu tuần này, một số nhà đầu tư đề nghị VnEconomy tìm hiểu nguyên do vì sao, năm nay, đến thời điểm này họ vẫn chưa nhận được cổ tức? Theo phản ánh này, dù vẫn chính sách cũ, nhưng 2016 đang khác b
Buồn vui chuyện cổ tức ngân hàng

Buồn vui chuyện cổ tức ngân hàng

Câu chuyện trả cổ tức bằng cổ phiếu hay bằng tiền mặt thì tốt hơn, đa số các cổ đông ở các ngân hàng cho rằng họ thích được nhận "tiền tươi thóc thật" hơn.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...