Mỹ Latin vượt mốc 1 triệu ca tử vong vì Covid-19

Theo thống kê của Reuters, số người tử vong vì Covid-19 ở Mỹ Latin và Caribe đã vượt qua 1 triệu ca vào 21/5 khi đại dịch đang trở nên tồi tệ hơn ở khu vực có tỷ lệ tử vong bình quân đầu người cao nhất thế giới.
Mỹ Latin vượt mốc 1 triệu ca tử vong vì Covid-19

Từ những vùng cao nguyên ở Bolivia đến thủ đô São Paulo của Brazil, đại dịch Covid-19 đã đánh bại các hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém và thiếu thốn nhân lực. 

Tại Peru, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhất trong khu vực, bệnh nhân Covid-19 đã chết trên các hành lang bệnh viện đông đúc của thủ đô Lima. Nằm sâu trong rừng rậm Amazon của Brazil, nhiều cư dân Manaus đã chết tại nhà vì không có oxy để hỡ trợ những lá phổi bị tổn thương, sau khi nguồn cung cấp cạn kiệt trong năm nay.

Với các ca bệnh giảm thiểu ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ, cũng như vùng đồng bằng ở châu Phi; thì Nam Mỹ là khu vực duy nhất có số ca nhiễm mới vẫn tiếp tục tăng cao tính theo đầu người. 

Tính trung bình trong tháng 5, 31% số ca tử vong do Covid-19 trên thế giới là ở Mỹ Latin và Caribe - nơi sinh sống của chỉ 8,4% dân số toàn cầu.

Các bác sĩ và nhà dịch tễ học cho biết đại dịch đã gây bất ngờ cho các chính phủ chưa kịp chuẩn bị vào năm ngoái và tác động của nó đang trở nên tồi tệ hơn rất nhiều khi các nhà lãnh đạo đã đánh giá thấp dịch bệnh và không đảm bảo nguồn cung cấp vắc xin kịp thời.

Tiến sĩ Francisco Moreno Sanchez, người đứng đầu chương trình Covid-19 tại một trong những bệnh viện chính của Mexico và là người chỉ trích chương trình tiêm chủng chậm chạp của chính phủ, cho biết: “Thay vì chuẩn bị cho đại dịch, họ lại đánh giá thấp tình hình và nói rằng cái nóng nhiệt đới sẽ tự giết chết virus.”

“Thật không may, chúng tôi nằm trong số những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nơi mà việc xử lý đại dịch ngay từ ban đầu đã quá sai lầm, và bây giờ chúng tôi phải gánh chịu hậu quả”.

Tại khu vực Mỹ Latin, Brazil là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 15,9 triệu ca nhiễm và 446.000 trường hợp tử vong. Bộ Y tế nước này cho biết vào 21/5, Brazil đã ghi nhận 2.215 ca tử vong mới do Covid-19 trong vòng chưa đầy 24 giờ. 

Chính phủ của Tổng thống Jair Bolsonaro - một người hoài nghi về vắc xin - đang bị ủy ban quốc hội điều tra vì không lên kế hoạch toàn quốc trong việc chống lại Covid-19 và không mua vắc xin kịp thời.

Các chương trình tiêm chủng ở Nam Mỹ hiện đang tụt hậu so với các nơi khác. Ở đây, chỉ có khoảng 15% người dân đã được tiêm ít nhất một liều - thấp hơn gần 1 nửa so với mức 28% ở châu Âu và 34% ở Bắc Mỹ. Bác sĩ nhi khoa Kurt Paulsen, người điều hành một địa điểm tiêm chủng ở Bolivia, cho biết: “Các chương trình tiêm chủng đều thiếu kế hoạch chiến lược. Họ [chính phủ] nhập khẩu rất nhiều loại vắc xin khác nhau mà không có thông tin chính xác để người dân biết họ đang được tiêm cái gì.”

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…