Mỹ trở lại TPP liệu có dễ dàng?

Nhiều tín hiệu cho thấy Tổng thống Trump đang “xem xét lại” về khả năng tái đàm phán tham gia TPP với sự cân nhắc và thỏa thuận lại cho những quyền lợi của nước Mỹ.
Mỹ trở lại TPP liệu có dễ dàng?

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - một hiệp định không có Mỹ đã được hình thành đang được kỳ vọng tạo nên bước ngoặt lớn nhưng cũng vô hình chung tạo nên áp lực cho chính phủ của ngài Trump.

Vào tháng 1/2018, trả lời phỏng vấn tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Thụy Sĩ, ông Trump đã bày tỏ ý định sẽ cân nhắc việc quay lại Hiệp định TPP của Mỹ khi những thỏa thuận tốt hơn cho Mỹ được ghi nhận."

Tôi đã tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu chúng ta đạt được thỏa thuận tốt hơn về thực chất", ông nói, "Thoả thuận trước đây rất kinh khủng!".

Gần đây, trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull tại Washington ngày 23/2, ông Trump cũng đã đề cập tới khả năng Mỹ sẽ tham gia TPP "nhưng phải đưa cho chúng tôi một thỏa thuận tốt hơn nhiều".

Càng gần ngày ký kết TPP -11, tần xuất Mỹ thể hiện ý định quay lại TPP ngày càng dày thêm nhưng với một điều kiện là các thoả thuận và điều kiện phải có lợi với Mỹ nhiều hơn. 

Thứ nhất, Hiệp định CPTPP mới đã trải qua nhiều tháng nỗ lực đàm phán và xây dựng lại của 11 nước thành viên, nhiều cân đối và tính toán giữa các bên đã được thực hiện kĩ càng trên cơ sở hợp tác "toàn diện" và "tiến bộ". Hầu như tất cả những dấu ấn của Mỹ trong bản tài liệu TPP cũ đã bị loại bỏ, đó chủ yếu là các vấn đề về sở hữu trí tuệ và đầu tư.

Nếu Hoa Kỳ trở lại thì cuộc đàm phán sẽ trở nên rất khó khăn, thậm chí đi vào bế tắc, khi các bên không chịu nhượng bộ nhau. "Kể cả khi Tổng thống Trump nghiêm túc thì việc tái đàm phán cũng tốn nhiều thời gian và công sức", bà Wendy Cutler - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách Xã hội châu Á cho biết.

Thứ hai, Tổng thống Trump kể từ thời điểm nhậm chức đến nay vẫn luôn kiên định ủng hộ con đường đối thoại song phương, đơn lẻ giữa từng quốc gia, coi chúng là những thỏa thuận công bằng và tương xứng hơn với nước Mỹ, điều mà các hiệp định đa phương không làm được, cho thấy rõ xu thế bảo thủ của ông. Các thông điệp về việc tái gia nhập TPP mà chính quyền Tổng thống Trump đưa ra gần đây còn khá mơ hồ, chung chung, cùng những quan điểm hết sức cứng rắn.

Trong thời gian này, Mỹ vẫn đang tiến hành đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada và Mexico – 2 trên 11 nước thành viên của CPTPP. Nhưng sau 6 vòng đàm phán (tháng 1/2018), các nước thành viên NAFTA vẫn không thể ra tuyên bố chung, làm cho thời hạn đàm phán lại có thể kéo dài đến sang năm. Có khá nhiều nội dung tương đồng giữa NAFTA và TPP cũ, cho thấy ông Trump vẫn không hề nhượng bộ.

Hiệp định CPTPP mới đã bổ sung nhiều điều khoản về quy trình rút lui, gia nhập, rà soát lại CPTPP trong tương lai, tạo điều kiện thuận lợi cho các nước gia nhập sau, trong đó kỳ vọng lớn nhất là sự trở lại của Hoa Kỳ. Một số thành viên chủ chốt trong CPTPP như Nhật Bản, Úc vẫn hy vọng và chào đón Mỹ quay lại bàn đàm phán, nhưng đều bày tỏ quan ngại về khả năng này nếu ông Trump vẫn tiếp tục đàm phán với thái độ khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…