Năm 2018, lợi nhuận trước thuế TPBank đạt 2.258 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với 2017

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa thông báo kết quả kinh doanh năm 2018 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2017.
Năm 2018, lợi nhuận trước thuế TPBank đạt 2.258 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với 2017

Theo đó, lợi nhuận trước thuế TPBank tăng gần gấp đôi so với năm 2017, nợ xấu tiếp tục được kiểm soát ở mức xấp xỉ 1%, các chỉ tiêu an toàn hoạt động luôn tuân thủ quy định của NHNN.

Kết thúc năm 2018, TPBank đạt lợi nhuận trước thuế 2.258 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2017 và vượt mục tiêu kế hoạch đại hội đồng cổ đông đã đề ra. Như vậy, so với cuối năm 2015 – thời điểm sau tái cơ cấu thành công và nhà băng bắt đầu có lãi, chỉ sau 3 năm, quy mô lợi nhuận của TPBank đã tăng trưởng gần gấp 4 lần, từ 625 tỷ đồng lên 2.258 tỷ đồng. Có thể nói, đây là mức tăng trưởng vô cùng ấn tượng đối với một ngân hàng trẻ, mới chuyển mình từ sau giai đoạn tái cơ cấu.

Báo cáo cũng cho thấy, TPBank đã có một năm kinh doanh đột phá với nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Tính đến cuối năm 2018, tổng tài sản của TPBank đạt hơn 136 nghìn tỷ đồng – tăng hơn 12 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt trên 10.5 nghìn tỷ đồng – đảm bảo hệ số CAR theo chuẩn mới Basel II. Tổng vốn huy động đạt hơn 118 nghìn tỷ đồng, trong đó nhà băng cho thấy sự tăng trưởng bền vững nhờ thay đổi cơ cấu vốn huy động, tăng huy động từ thị trường 1 và giảm phụ thuộc vào thị trường 2.

Tỷ lệ nợ xấu của nhà băng được kiểm soát ở mức tốt, xấp xỉ 1%, thấp hơn nhiều so với kế hoạch dưới 2% đề ra đầu năm. Tín dụng tiếp tục tăng trưởng tốt, tập trung hướng tới phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó dư nợ thị trường 1 tăng mạnh, đạt hơn 84 nghìn tỷ đồng - tăng hơn 13 nghìn tỷ đồng so với 2017. 

Nhờ liên tục thực hiện các chương trình cải tiến quy trình và các hình thức quản trị tiên tiến, năng suất lao động đã tăng lên đáng kể, giúp giảm số lượng nhân sự, chi phí vận hành của ngân hàng giảm rõ rệt. Đại diện nhà băng cho biết, năm 2018, TPBank kiểm soát tốt chi phí hoạt động, qua đó góp phần tăng trưởng đáng kể lợi nhuận của ngân hàng.

Năm 2018, tiếp tục định hướng dẫn đầu về ngân hàng số, mảng ngân hàng số của nhà băng phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. TPBank liên tục giới thiệu tới khách hàng những tính năng mới nổi trội như mở tài khoản, nhận thẻ ATM ngay lập tức, rút tiền bằng vân tay trên LiveBank, rút tiền bằng QR Code trên LiveBank và ATM. TPBank cũng là ngân hàng đầu tiên triển khai phương thức xác thực khách hàng bằng giọng nói, đem lại tiện ích lớn cho khách hàng. Các sản phẩm ngân hàng số hiện đại được triển khai đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng.

Phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME tiếp tục là những trụ cột đóng góp phần lớn vào doanh thu của ngân hàng trong năm 2018.

"TPBank cũng mới được Tạp chí Global Banking and Finance Review trao tặng giải thưởng Ngân hàng SME phát triển nhanh nhất tại Việt Nam năm 2018 nhờ các sản phẩm, dịch vụ tài chính dành cho khách hàng SMEs và tốc độ tăng trưởng doanh thu mà phân khúc khách hàng này mang lại.

Trải qua 10 năm không ngừng nỗ lực, với nền tảng vững chắc và chiến lược đúng đắn, TPBank đã vinh dự nhận được Huân chương Lao động Hạng Ba của Nhà nước trao tặng tại sự kiện kỉ niệm 10 năm thành lập ngân hàng cuối tháng 11 vừa qua.

Năm 2018, chỉ trong 4 tháng TPBank đã 3 lần được Moody’s nâng mức xếp hạng tín nhiệm với nhiều chỉ tiêu quan trọng được cải thiện, đáng chú ý là chỉ số sức mạnh nội tại BCA của ngân hàng được nâng lên mức B1.

Có thể thấy, chiến lược đẩy mạnh ngân hàng số, chú trọng phát triển mảng ngân hàng bán lẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như liên tiếp đưa ra những sản phẩm, dịch vụ tiên tiến, mang lại lợi ích cho khách hàng đã giúp TPBank gặt hái được những thành quả xứng đáng khi ngân hàng ngày càng phát triển và tăng trưởng bền vững, đạt được lòng tin yêu của khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...