Năm 2018 VAMC phải xử lý tối thiểu 140.000 tỷ đồng nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước giao nhiệm vụ cho Công ty VAMC phải đảm bảo hết năm 2018 xử lý được tối thiểu 140.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua. Đồng thời, hoàn thành mua nợ xấu theo giá trị thị trường tối thiểu 6.600
Năm 2018 VAMC phải xử lý tối thiểu 140.000 tỷ đồng nợ xấu

Theo thông tin từ Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), tính đến hết ngày 31/12/2017, VAMC đã mua được 26.221 khoản nợ của 16.269 khách hàng tại 42 tổ chức tín dụng, với tổng dư nợ gốc nội bảng là 307.932 tỷ đồng, giá mua nợ là 277.755 tỷ đồng.

Về mua nợ theo giá thị trường, VAMC đã ký hợp đồng với 5 tổ chức tín dụng để mua nợ đối với 6 khách hàng, tổng giá mua nợ là 3.142,07 tỷ đồng. Hoạt động thu hồi nợ trong năm 2017 cũng cải thiện tích cực hơn khi VAMC đã phối hợp với các tổ chức tín dụng thu hồi được 30.700 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu NHNN giao (22.000 tỷ đồng), tăng 2.700 tỷ đồng so với năm 2016.

Đánh giá về kết quả hoạt động của VAMC, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, năm 2017 là năm đầu tiên VAMC thực hiện thành công việc mua nợ theo giá trị thị trường, với tổng doanh số mua nợ đạt trên 3.000 tỷ đồng. Công ty cũng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao gồm mua nợ thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt đạt 32.377 tỷ đồng, phối hợp với các TCTD thu hồi được 30.641 tỷ đồng. Một số hoạt động nghiệp vụ khác như thu giữ tài sản bảo đảm, cơ cấu lại nợ, bán đấu giá khoản nợ bước đầu cũng đạt được những kết quả khả quan ban đầu.

Để thực hiện tốt Nghị quyết số 42 của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ, Chỉ thị số 01/CT-NHNN và thực hiện tốt vai trò là tổ chức đặc biệt trong hoạt động xử lý nợ xấu trong năm 2018, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh đề nghị VAMC tập trung vào một số nhiệm vụ.

Thứ nhất, VAMC phải xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch XLNX năm 2018, tập trung mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường; chỉ thực hiện mua nợ xấu bằng TPĐB nhằm bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

VAMC phối hợp chặt chẽ với các TCTD bán nợ xấu trong việc thu hồi, xử lý tài sản bảo đảm,… đối với nợ xấu đã mua bằng TPĐB của VAMC theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo hết năm 2018 xử lý được tối thiểu 140.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua. Đồng thời, hoàn thành mua nợ xấu theo giá trị thị trường tối thiểu 6.600 tỷ đồng.

Thứ hai, kiện toàn mô hình tổ chức, cơ cấu bộ máy, mạng lưới, rà soát, nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới các quy định nội bộ liên quan về mua, bán và XLNX. Tập trung phát triển nguồn nhân lực của VAMC ngay sau khi Đề án cơ cấu lại 

Thứ tư, VAMC cần nâng cao hiệu quả hoạt động trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nguồn vốn điều lệ, từng bước góp phần tạo lập và phát triển thị trường mua bán nợ.

Ngoài ra, VAMC phải phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai lộ trình tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính, đồng thời xử lý các tồn đọng, vướng mắc liên quan tới hoạt động xử lý nợ xấu.

>> Dẹp nợ xấu "khủng" sang một bên, Agribank báo lãi ấn tượng hơn 5.000 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...