Năm 2019, tăng trưởng tín dụng có thể sẽ đạt 12-13%

Theo đánh giá của CTCK BSC, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng có thể đạt 12-13% trong năm 2019 chủ yếu do nhu cầu tín dụng giảm ở nhiều ngành nghề kinh doanh đang gặp khó khăn (bất động
Năm 2019, tăng trưởng tín dụng có thể sẽ đạt 12-13%

Công ty chứng khoán BIDV (BSC) vừa cập nhật ngành ngân hàng trong báo cáo nửa cuối năm. Các ngân hàng có xu hướng kiểm soát tín dụng, hướng đến tăng trưởng bền vững.

Tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đạt 7,33%, cơ cấu cho vay vẫn tập trung chủ yếu vào nông nghiệp và xây dựng tăng 9,1%, công nghiệp và xây dựng tăng 29,5% và thương mại tăng 21,9%. Đây là những lĩnh vực được ưu tiên cho vay của Chính phủ.

Luỹ kế đến hết tháng 5, tăng trưởng cung M2 (tiền tổng phương tiện thanh toán) đạt 6,4%, thấp hơn mức tăng của tín dụng. Tuy nhiên, BSC đánh giá, mặt bằng lãi suất sẽ được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiểm soát ổn định như hiện nay, trung bình lãi suất cho vay ngắn hạn 6-9%/năm, trung và dài hạn ở mức 9-11%/năm.

BSC đánh giá trong nửa cuối năm, NIM toàn ngành sẽ giảm nhẹ do áp lực tăng từ lãi suất huy động, lãi suất cho vay ổn định, các ngân hàng có lợi thế về nguồn tiền gửi không kỳ hạn (casa) giá rẻ cùng việc tập trung phát triển ngân hàng số.

Thu nhập ngoài lãi, mảnh đất tiềm năng của các ngân hàng, dự kiến sẽ tiếp tục tăng 20-30% trong 2019. Thu nhập ngoài lãi của toàn hệ thống tăng nhờ 3 yếu tố: nguồn thu phí dịch vụ cao hơn 48% so với năm trước do tăng trưởng khách hàng và tăng phí dịch vụ; tích cực thu hồi nợ xấu ngoại bảng; thu từ bán chéo sản phẩm bancassurance.

Năm 2019, BSC kỳ vọng thu nhập ngoài lãi của toàn ngành tiếp tục tăng 20 - 30% so với năm trước đối với toàn hệ thống nhờ việc tiếp tục tăng phí dịch vụ, tăng trưởng khách hàng cá nhân và khai phá các mảnh đất mới nhiều tiềm năng (bancassurance, trái phiếu...).

Trước đó, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh cũng đưa ra những nhận định về mức tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế năm 2019 sẽ vào khoảng 12 - 13%, thấp hơn so với ước tính từ 15 - 16% của năm 2018, và cũng thấp hơn mục tiêu 14% đề ra ban đầu.

Theo nhóm phân tích, với kịch bản tăng trưởng GDP thực từ 6,6 - 6,8% và lạm phát bình quân từ 3,5 - 4% như mục tiêu Chính phủ đề ra, tốc độ tăng GDP danh nghĩa trong năm 2019 ước đạt 10 - 11%, xấp xỉ mức tăng của năm 2018. Tốc độ tăng GDP gần như không thay đổi cho thấy vòng quay tiền tệ năm 2019 cũng sẽ không có nhiều biến động so với năm trước. Như vậy, nếu không có sự thay đổi đáng kể về quan điểm điều hành chính sách tiền tệ, tổng phương tiện thanh toán (M2) có thể cũng chỉ sẽ tăng ở mức 12 - 13%, xấp xỉ mức tăng năm 2018.

Và việc suy yếu của kinh tế đối ngoại cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tín dụng phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Từ đầu năm NHNN đã cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng, phổ biến từ 7 - 13%, thậm chí có ngân hàng rất lớn được giao room tăng trưởng đến 12%. Đến hết tháng 6 vừa qua, nhiều ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng rất tốt - đạt quá nửa chỉ tiêu hoặc dùng gần hết room được giao, phổ biến là các ngân hàng đang trong diện tham gia tái cơ cấu tổ chức tín dụng khác, hoặc đã áp dụng sớm Thông tư 41 về an toàn vốn (Basel II).

Mới đây, 9 ngân hàng đáp ứng sớm Basel II bao gồm Vietcombank, VIB, MB, ACB, Techcombank, OCB, VPBank, MSB và TPBank đã được cấp thêm room tăng trưởng, phổ biến nâng từ 13% lên 17%.

>> Tăng trưởng tín dụng có thể chậm lại

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...