Nâng vai trò của khu vực FDI trong tăng năng suất

Việt Nam đang là địa chỉ đầu tư hấp dẫn trong con mắt nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Nếu tăng cường mạnh mẽ hơn tính kết nối giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với doanh nghiệp n
Nâng vai trò của khu vực FDI trong tăng năng suất

Để đạt được mục tiêu này, nhiều ý kiến cho rằng phải bắt đầu ngay từ bước lựa chọn dự án FDI.

Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), tác động lan tỏa giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước thường diễn ra qua các kết nối theo chiều ngược và chiều xuôi trong chuỗi cung ứng. Tại Việt Nam, những kết nối như vậy vẫn chưa nhiều do những hạn chế từ cả phía cung và phía cầu.

Nhìn từ phía cầu, tỷ lệ các doanh nghiệp FDI có sử dụng đầu vào sản xuất trong nước dường như còn rất thấp so với các quốc gia so sánh, trong khi phần lớn các doanh nghiệp FDI ở Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan mua đầu vào trong nước, con số này ở Việt Nam chỉ bằng hai phần ba.

Nhìn từ phía cung, thiếu nhà cung cấp tiềm năng có năng lực cạnh tranh và khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, giá và độ tin cậy của các doanh nghiệp xuyên quốc gia được cho là một trong những trở ngại lớn về kết nối. Vấn đề kỹ năng, khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp trong nước cũng là rào cản kết nối.

Như vậy, để tăng liên kết giữa hai khu vực, cần có sự chuyển động từ cả phía cung và phía cầu.

Chính phủ cần thay đổi chiến lược thu hút FDI theo hướng ưu tiên những dự án thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam, liên doanh với doanh nghiệp trong nước hoặc kết nối doanh nghiệp trong nước với mạng lưới cung ứng toàn cầu.

WB khuyến nghị, Việt Nam cần có chiến lược đúng đắn để nâng cao vai trò của khu vực FDI trong tăng năng suất, thông qua tăng cường kết nối khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam với các doanh nghiệp FDI, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.

Còn theo ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, lúc này cần điều chỉnh chiến lược thu hút FDI, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, lĩnh vực thu hút trọng tâm, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; phải sàng lọc về công nghệ và sàng lọc về môi trường. Để tăng tính kết nối, Chính phủ có thể ra điều kiện về tỷ lệ, mức độ đặt hàng trong nước từ bước thẩm định, quyết định phương án đầu tư, lựa chọn dự án FDI. Khi có đơn hàng, doanh nghiệp trong nước mới có cơ hội làm và nếu vướng thì có thể có những chính sách hỗ trợ.
Ông Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cũng cho rằng, Chính phủ cần chủ động lựa chọn các doanh nghiệp FDI chất lượng cao. Đồng thời, cần có chiến lược để nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nội địa nhằm tăng cường khả năng kết nối với các doanh nghiệp nước ngoài; tăng cường khả năng chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước. Bởi lẽ, khu vực FDI, trong hầu hết các nền kinh tế đang phát triển và mở cửa, là nhân tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nâng cao năng suất và chuyển giao công nghệ tiên tiến đến các doanh nghiệp nội địa. Việc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cần gắn chặt với các chính sách như chính sách phát triển khoa học - công nghệ của các doanh nghiệp trong nước, chính sách giáo dục - đào tạo và chính sách thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp.

Ông Trần Văn Thọ, Giáo sư kinh tế tại Trường Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản lưu ý đến việc tăng liên kết hàng dọc giữa FDI và doanh nghiệp trong nước để tăng năng suất khu vực doanh nghiệp nội, tăng tác động lan tỏa công nghệ, tri thức kinh doanh đến nền kinh tế. Để làm được điều đó, Chính phủ cần thay đổi chiến lược thu hút FDI theo hướng ưu tiên những dự án thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam, liên doanh với doanh nghiệp trong nước hoặc kết nối doanh nghiệp trong nước với mạng lưới cung ứng toàn cầu.

 Theo Đấu thầu

>> Chưa thể hòa hợp doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp FDI

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...