NCB: Nhiều điểm sáng tăng trưởng trong quý II/2019

Một nửa chặng đường của năm 2019 đã đi qua, bức tranh kinh doanh nhiều điểm sáng đang giúp Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tự tin bước những bước tiếp theo trên hành trình mới.
NCB: Nhiều điểm sáng tăng trưởng trong quý II/2019

Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore và NCB trong cuộc họp ngày 18/7 về cơ hội hợp tác phát triển

Trong năm 2018, NCB đã gặt hái nhiều thành công về kết quả kinh doanh và hình ảnh, thương hiệu. Tiếp nối đà tăng trưởng, 6 tháng đầu năm 2019, tổng số vốn điều lệ của NCB được nâng lên hơn 4.000 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt 70,696 nghìn tỷ đồng. Huy động từ khách hàng đạt 57,886 nghìn tỷ, Hoạt động cho vay khách hàng đạt 36,261 nghìn tỷ. Tỷ lệ nợ xấu đảm bảo mức dưới 3%. Một loạt Dự án về Ngân hàng số đang triển khai có những kết quả bước đầu tích cực như: Dự án Izicard là cơ sở để ứng dụng hợp tác với các nền tảng kinh doanh online; dự án Trợ lý ảo Chatbox Nira nhằm giảm nguồn lực nhân sự và tạo tiện ích cho khách hàng,…

Bên cạnh đó, ngân hàng liên tục mở rộng hợp tác và phát triển hệ sinh thái khách hàng như: Ký kết Biên bản ghi nhớ với thành viên của Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore về cơ hội hợp tác phát triển giữa NCB và Liên đoàn (18/7/2019); ký kết với một trong năm tổ chức tín dụng nhà ở lớn nhất Nhật Bản hướng tới hợp tác trong nhiều hoạt động gồm đầu tư, chuyển giao sản phẩm và công nghệ, triển khai mô hình quản trị hiện đại (10/7/2019); thỏa thuận hợp tác ba bên giữa NCB, VASS và Netfin (24/6/2019); thỏa thuận Hợp tác giữa NCB và Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh (16/6/2019); ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với PVI và Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài,…

Nhờ những kết quả tích cực trong năm 2018 và những tháng đầu năm 2019, NCB vinh dự nhận được Giải thưởng Thương hiệu Mạnh Việt Nam do Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng.

Ngày 12/7/2019, Ngân hàng Nhà nước đã có Công văn chính thức chấp thuận việc NCB bổ nhiệm Ông Phạm Thế Hiệp làm Tổng Giám đốc. Với 28 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, ông Phạm Thế Hiệp đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quản lý tại các tổ chức tín dụng như: Techcombank, ACB, MSB,... Tại NCB, trước khi được bổ nhiệm chức vụ quyền Tổng Giám đốc, ông Hiệp là Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng Doanh nghiệp.

Tân Tổng Giám đốc NCB Phạm Thế Hiệp.

Với những kinh nghiệm quản lý phong phú, nền tảng kiến thức vững chắc, tư duy hệ thống cùng sự nhiệt huyết, gắn bó, tân Tổng Giám đốc Phạm Thế Hiệp được kỳ vọng sẽ đem đến luồng gió mới cho NCB, tạo đà đưa nhà băng này lên giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt; đồng thời hiện thực hóa các mục tiêu, chiến lược mà HĐQT đã đề ra. Ban Lãnh đạo Ngân hàng tin tưởng, động lực tăng trưởng của NCB đến từ chính sức mạnh hệ thống, bao gồm yếu tố con người, quy trình; từ các đối tác và sự tăng trưởng hiệu quả của tất cả các bộ phận.

Các kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực của NCB nửa đầu năm 2019 và kế hoạch tăng vốn điều lệ lên mức 10.000 tỷ trong giai đoạn 2019-2020 khẳng định NCB đang có các bước chuyển mình đáng kể với các chiến lược kinh doanh song song với các kế hoạch kiện toàn hệ thống quản trị điều hành – quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II nhằm tiến lên nhóm ngân hàng thương mại có quy mô vốn tầm trung và trở thành "điểm đến" hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Chiêu Dương

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...