Ngân hàng 0 đồng được Chính phủ cấp vốn

Dự thảo Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu (dự thảo luật) vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra lấy ý kiến công luận và dự kiến trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp sắp tới
Ngân hàng 0 đồng được Chính phủ cấp vốn

Theo đó, lần đầu tiên việc mua ngân hàng 0 đồng (bắt buộc) được luật hóa một cách chi tiết và rõ ràng. Điều 4 của dự thảo luật định nghĩa: “Phương án mua bắt buộc là phương án NHNN hoặc tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng yếu kém”.

Điều 28, khoản 2 nêu điều kiện NHNN mua bắt buộc là khi “giá trị thực của vốn điều lệ nhỏ hơn 0 đồng (không đồng); và không có tổ chức tín dụng nào đề xuất mua tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt”. Điểm mới nằm ở điều 29, theo đó NHNN yêu cầu ngân hàng yếu kém thuê tổ chức kiểm toán độc lập để đánh giá thực trạng tài chính và xác định giá trị thực (còn lại nếu có) của vốn điều lệ. Trên cơ sở kiểm toán, ngân hàng yếu kém phải tăng vốn điều lệ. Trường hợp không tăng đủ vốn trong thời hạn yêu cầu thì sẽ bị mua bắt buộc. Theo điều 30, giá mua là 0 đồng.

Cũng lần đầu tiên, dự thảo luật công khai các biện pháp hỗ trợ ngân hàng bị mua bắt buộc (điều 31), gồm: được Chính phủ cấp vốn để bổ sung vốn điều lệ; được Chính phủ cho vay dài hạn với lãi suất đến 0%; được vay tái cấp vốn và vay đặc biệt của NHNN với lãi suất đến 0%; được nhận tiền gửi hoặc vay của tổ chức tín dụng hỗ trợ với lãi suất đến 0% (ví dụ: Ngân hàng Xây dựng đang được Vietcombank hỗ trợ, thì Xây dựng có thể được vay tiền của Vietcombank với lãi suất đến 0%/năm - NV).

Một điểm quan trọng không kém, dự thảo luật miễn trừ trách nhiệm đối với người tham gia xử lý tổ chức tín dụng yếu kém. Trên thực tế, không ít lãnh đạo có năng lực của một số ngân hàng được chỉ định sang hỗ trợ ngân hàng yếu kém đã từ chối vì công việc mới phức tạp, nhất là việc kiểm soát thu chi, tiền vào tiền ra của tổ chức tín dụng yếu kém, nhưng nếu lỡ để sơ sót, trách nhiệm rất nặng nề, không loại trừ liên quan đến hình sự. Để giải tỏa tâm lý và trở ngại này, dự thảo luật đề xuất “Khi tham gia xử lý tổ chức tín dụng yếu kém, cán bộ công chức NHNN, thành viên Ban Kiểm soát đặc biệt, nhân sự của ngân hàng hỗ trợ không chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả của việc thực hiện phương án xử lý ngân hàng yếu kém”.

Sau khi phục hồi, việc thoái vốn của ngân hàng được NHNN mua bắt buộc thực hiện theo hình thức chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho các nhà đầu tư mới theo quy định pháp luật (điều 39, khoản 2, mục 3).

Ngoài ra, dự thảo còn đề xuất phương án xử lý đối với tổ chức tín dụng yếu kém dưới hình thức sáp nhập, hợp nhất, bán toàn bộ vốn điều lệ, giải thể, phá sản theo quy định pháp luật” (điều 4).

Trong quá khứ, chuyện giải thể ngân hàng đã diễn ra và được xử lý tương đối thành công (như Ngân hàng TMCP Mê Kông; Ngân hàng TMCP Châu Á - Thái Bình Dương - NV). Riêng chuyện phá sản chưa có tiền lệ. Điều 26 của dự thảo luật nêu khi áp dụng phá sản ngân hàng, “Chính phủ quyết định mức cho vay đặc biệt theo đề nghị của NHNN để chi trả số tiền gửi cá nhân còn lại sau khi đã được Bảo hiểm tiền gửi chi trả và cơ chế xử lý đối với số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được từ ngân sách nhà nước”, “thủ tục phá sản tổ chức tín dụng yếu kém được thực hiện theo quy định pháp luật về phá sản”.

>> Thủ tướng: ADB có ý định mua một số ngân hàng 0 đồng

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...