Ngân hàng “chạy nước rút” thu thập sinh trắc học trước giờ G

Sau khi Thông tư 17 và Thông tư 18 (được ban hành từ ngày 28/6/2024), các ngân hàng tiếp tục chủ động, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp kêu gọi/hỗ trợ khách hàng sớm xác thực sinh trắc học để tránh ảnh hưởng đến các giao dịch trực tuyến...

sinh-trac-hoc-1734489597125-17344895979121315960044.jpg

Theo quy định tại Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Thông tư 17); và Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng (Thông tư 18), từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản thanh toán/chủ thẻ ngân hàng không thể thực hiện các giao dịch trực tuyến (rút tiền, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền…) và giao dịch chuyển/rút tiền tại ATM nếu: Chưa hoàn thành đối số đối chiếu giấy khai báo và thông tin sinh trắc học đúng đắn; Chưa cập nhật, tiện ích bổ sung thông tin mới thay thế cho giấy tờ tùy thân (CMND, CCCD, hộ chiếu, thị thực) đã hết hiệu lực.

Quy định này là bước đi rất mạnh mẽ và quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước trong việc tăng cường đảm bảo an toàn bảo mật trong thanh toán trực tuyến, từ đó tạo dựng môi trường lành mạnh để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt phát triển sâu rộng và bền vững.

Sáng ngày 20/12, Hiệp hội Ngân hàng đã họp các tổ chức hội viên nhằm rà soát, quán triệt nghiêm túc thực hiện các quy định xác thực sinh trắc học theo Thông tư 17 và Thông tư 18. Tại cuộc họp, Hiệp hội Ngân hàng tiếp tục khuyến cáo người dân khẩn trương thực hiện xác thực sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để tránh bị dừng giao dịch ngân hàng trực tuyến.

NGÂN HÀNG TẶNG QUÀ, TĂNG CA ĐỂ CẬP NHẬT SINH TRẮC HỌC

Tại cuộc họp, các ngân hàng chia sẻ, dù gặp nhiều khó khăn nhưng thời gian qua đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, hỗ trợ người dân kịp thời cập nhật sinh trắc học nhanh chóng, đảm bảo không bị gián đoạn các giao dịch.

Ngay từ đầu năm, nhằm triển khai các quy định tại Quyết định 2345/QĐ-2345 về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, các ngân hàng đã tích cực phối hợp với Bộ Công an triển khai tích hợp giải pháp xác thực, định danh khách hàng qua CCCD gắn chip. Sau khi Thông tư 17 và Thông tư 18 (được ban hành từ ngày 28/6/2024), các ngân hàng tiếp tục chủ động, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp kêu gọi/hỗ trợ khách hàng sớm xác thực sinh trắc học để tránh ảnh hưởng đến các giao dịch trực tuyến.

Đặc biệt, từ đầu tháng 10/2024, các ngân hàng đã liên tục gửi thông báo đến khách hàng khuyến cáo về việc rà soát thông tin thời hạn giấy tờ tùy thân và khẩn trương thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học để không bị gián đoạn giao dịch trực tuyến. Đối với người nước ngoài và người gốc Việt chưa xác định quốc tịch, quy trình xác thực yêu cầu gặp mặt trực tiếp tại ngân hàng. Thông báo này được các ngân hàng gửi tới khách hàng thường xuyên, liên tục qua tất cả các kênh: email, SMS Banking, Internet Banking...

Song song với đó, các ngân hàng tăng cường giải pháp hỗ trợ xác thực tối ưu và thuận tiện nhất cho khách hàng: xác thực tại quầy; xác thực trên các nền tảng số; yêu cầu nhân viên hỗ trợ tại màn hình hiển thị thông báo; thành lập đội hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng cài đặt sinh trắc học khuôn mặt 24/7; tăng cường đội ngũ tổng đài thông qua hotline miễn phí; thành lập nhóm phản ứng nhanh, cung cấp đầu mối tiếp nhận thông tin liên tục… Theo đó, các phản hồi về sự cố sẽ được ngân hàng báo cáo và giải quyết trong thời gian ngắn nhất.

Hàng loạt ngân hàng "chạy" chương trình khuyến mãi, tặng quà, tặng điểm thưởng, bốc thăm trúng thưởng nhằm thúc đẩy, khuyến khích người dân cập nhật thông tin sinh trắc học trước thời hạn.

Điển hình, MB triển khai chương trình tặng tiền mặt tới 1 tỷ đồng mỗi tuần cho khách hàng cập nhật thành công trên app MB từ 25/11 - 15/12.

Theo đó, khách hàng chỉ cần thực hiện cập nhật thông tin Căn cước công dân thành công trên app MB trong thời gian khuyến mại. Mỗi tuần, sau khi khách hàng hoàn thành việc cập nhật sẽ cùng chia kho quà tiền mặt của tuần đó. Giải thưởng được chia ngẫu nhiên thành những phần quà tặng tiền mặt giá trị với giải cao nhất lên đến 30 triệu đồng…

Techcombank áp dụng chương trình khuyến mại trong thời gian từ 1/11 đến hết ngày 31/12/2024, 6.000 khách hàng cập nhật sinh trắc học đầu tiên mỗi tuần sẽ nhận được 50.000 điểm Techcombank Rewards.

VPBank cũng "chơi lớn" khi triển khai chương trình tặng quà đối với khách hàng hoàn tất cập nhật dữ liệu sinh trắc học trước ngày 23/1/2025, với tổng giá trị quà tặng lên tới gần 7 tỷ đồng. Mỗi khách hàng xác thực thành công dữ liệu sinh trắc học và cập nhật giấy tờ tùy thân mới trên cả VPBank NEO hay tại quầy giao dịch VPBank đều nhận được 1 mã tham gia quay thưởng hàng tuần, phần quà đặc biệt là điện thoại iPhone 16 Promax trị giá 35 triệu đồng/chiếc. Ngân hàng cũng tăng mã evoucher hoàn tiền trị giá 50.000 đồng cho tất cả khách hàng cập nhật sinh trắc học và cập nhật giấy tờ tùy thân thành công…

Các "ông lớn" ngân hàng quốc doanh cũng khuyến khích khách hàng cá nhân cập nhật sinh trắc bằng các chương trình khuyến mại.

Tại Agribank, khách hàng thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus có cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn.

Hay như BIDV tặng 130.000 đồng (bao gồm 30.000 đồng tiền chuyển khoản và voucher ưu đãi 100.000 đồng cho các dịch vụ xem phim, gọi taxi, mua sắm trên BIDV SmartBanking) nếu khách hàng đăng ký và hoàn thành xác thực. Phía BIDV cho biết, chương trình này sẽ triển khai liên tục đến 29/12/2024, áp dụng cho 10.000 khách hàng cài đặt sinh trắc học sớm nhất mỗi tuần.

Thậm chí, một số ngân hàng còn thông báo làm việc ngoài giờ để cập nhật sinh trắc học như Vietcombank sẽ mở cửa các điểm giao dịch ngoài giờ hành chính từ ngày 23/11/2024 đến hết ngày 15/1/2025 nhằm hỗ trợ khách hàng nhanh chóng cập nhật thông tin sinh trắc học và thông tin giấy tờ tùy thân hết hạn.

Tương tự các ngân hàng, MoMo, Viettel Money… đã và đang đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ người dùng kịp thời hoàn tất xác thực sinh trắc học trên app và mở rộng đa kênh.

Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng kéo dài giờ làm việc trong tuần, làm thêm cả thứ Bảy, Chủ Nhật để kịp thời phục vụ nhu cầu người dân đến xác thực tại quầy. Đại diện một ngân hàng cho biết, sau khi triển khai làm việc ngoài giờ, lượng khách hàng cập nhật sinh trắc học thành công tăng gấp đôi so với trước đó. Tại một số địa bàn khu công nghiệp, lượng khách hàng là nhân viên các nhà máy, công ty đến cập nhật sinh trắc học tăng đột biến, đặc biệt là vào cuối tuần.

Đối với người Việt Nam đang lao động ở nước ngoài và không thể về nước để thực hiện xác thực sinh trắc học trực tiếp, các ngân hàng đã triển khai một số giải pháp hỗ trợ từ xa như: xác thực qua ứng dụng ngân hàng; sử dụng ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNeID) với khách hàng đã có tài khoản định danh điện tử mức độ 2; liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ đặc biệt.

NGƯỜI DÂN VẪN ĐỦNG ĐỈNH

Với thời hạn hiệu lực của Thông tư 17 và Thông tư 18 đang đến gần, đại diện các ngân hàng tham gia cuộc họp nhấn mạnh, khách hàng nên thực hiện cập nhật sinh trắc học càng sớm càng tốt, tránh tối đa việc để đến thời hạn chót bởi có thể nền tảng app hoặc quầy giao dịch sẽ quá tải, dẫn đến khó khăn trong việc cập nhật, như giai đoạn cao điểm tháng 7 vừa qua.

Đồng thời, cuối năm là thời điểm giao dịch tăng cao, khách hàng cần cập nhật sinh trắc học và giấy tờ tùy thân hợp lệ để tránh gián đoạn dịch vụ. Các thông tin này để bảo đảm tài khoản được sử dụng bởi chính chủ, góp phần giảm thiểu gian lận tài chính và bảo vệ khách hàng trước các hành vi lừa đảo.

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu: “Các tổ chức hội viên quán triệt và thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các nội dung theo quy định tại Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hệ thống của ngân hàng cần liên tục cập nhật, rà soát số liệu và có các biện pháp để nhắc nhở khách hàng thực hiện xác thực sinh trắc học và cập nhật giấy tờ tùy thân hợp lệ”.

Ông Nguyễn Quốc Hùng đồng thời khuyến cáo: “Thời điểm cuối năm và đầu năm thường có rất nhiều việc phải sử dụng các giao dịch thanh toán, các chủ tài khoản cần lưu ý cập nhật sinh trắc học và các giấy tờ tùy thân hợp lệ trong năm 2024 để tránh việc gián đoạn các giao dịch do bị hạn chế hoặc tạm dừng một số dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả giao dịch trực tuyến và sử dụng máy ATM/CDM”.

Tại họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 3/2024 vừa qua, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, sau hơn 3 tháng triển khai thực hiện xác thực sinh trắc học, biện pháp này cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc phòng, chống lừa đảo.

Theo đó, có khoảng 38 triệu lượt khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học thành công và số lượng vụ lừa đảo giảm đến 50%, số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo cũng giảm trên 70% so với trung bình 7 tháng năm 2024. Đặc biệt, tại một số đơn vị không phát sinh vụ việc lừa đảo trong tháng 8 và tháng 9.

Tuy nhiên, một thực tế cho thấy dù ngân hàng đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình thì cũng còn rất nhiều người dùng đủng đỉnh, chưa vội cập nhật sinh trắc học. Theo chị Huyền Anh (Hà Nội) cho biết, chị đang sử dụng tổng cộng 4 tài khoản ngân hàng và 1 tài khoản ví điện tử. "Mỗi lần cập nhật sinh trắc học là phải lấy CCCD, chụp ảnh chân dung và đọc NFC cũng mất thời gian nên tôi chưa vội. Trong khi đó, trong tài khoản mỗi ngân hàng thường để ít tiền, hiếm khi giao dịch trên 10 triệu đồng" – chị Huyền Anh chia sẻ.

Một số người lớn tuổi, không rành công nghệ phải nhờ người thân trong gia đình hỗ trợ cập nhật sinh trắc học hoặc làm lại giấy tờ tùy thân hết hạn... nên cũng chưa thể cập nhật. Trước đó, nhiều chiêu trò, hành vi mạo danh công an, nhân viên ngân hàng gọi điện hỗ trợ làm các thủ tục xác thực sinh trắc học nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cũng khiến cho người dân mất niềm tin, "ngại" cập nhật.

Xem thêm

Từ năm 2025, chưa xác thực sinh trắc học sẽ không thể chuyển tiền online

Từ năm 2025, chưa xác thực sinh trắc học sẽ không thể chuyển tiền online

Kể từ ngày 1/1/2025, tất cả chủ tài khoản ngân hàng đều phải đăng ký sinh trắc học nếu muốn thực hiện giao dịch online. Quy định mới này nhằm xóa bỏ hoàn toàn các tài khoản ngân hàng không chính chủ và tăng cường mức độ an toàn cho người dân khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử...

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...