Ngân hàng đồng loạt “khoe” lợi nhuận khủng

Đến hẹn lại lên, thời điểm này đang là “mùa vàng” của kỳ công bố báo cáo tài chính quý IV và cả năm 2020 . Bất chấp những tác động tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, nhiều cái tên của ngành ngân hàng vẫn cho thấy sức khỏe của mình.
Ngân hàng đồng loạt “khoe” lợi nhuận khủng

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã: VCB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý IV/2020 với thu nhập lãi thuần đạt 10.390 tỷ đồng, cao hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.  Sau khi trích lập dự phòng ngân hàng lãi trước thuế 7.079 tỷ đồng trong quý IV, tăng 28% so quý IV/2019

Lũy kế cả năm, Vietcombank lãi trước thuế 23.044 tỷ đồng, gần tương đương cùng kỳ năm trước, chủ yếu do chi phí dự phòng tăng 46% lên 9.916 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt hơn 44.118 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu giảm từ 0,7% xuống 0,6%.

Tương tự, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) trong quý IV/2020 cũng ghi nhận thu nhập lãi thuần 2.003 tỷ đồng, cao hơn 28% so với cùng kỳ năm trước. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 39%, lên 269,7 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lãi gần 200 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 17,7 tỷ đồng. 

Hoạt động khác cũng mang về khoản lãi 67,3 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, hoạt động động kinh doanh ngoại hối lỗ hơn 2,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 16,7 tỷ đồng. 

Chi phí hoạt động gần 1.509 tỷ đồng, tăng 22%, trong khi dự phòng rủi ro tín dụng tăng 2 lần lên 377,7 tỷ đồng. Ngân hàng lãi trước thuế 685 tỷ đồng trong quý IV, tăng 70% so với cùng kỳ năm trước. 

Lũy kế cả năm, LienVietPostBank lãi trước thuế 2.426 tỷ đồng, tăng 19%, vượt 43% kế hoạch năm. 

Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) cho biết, thu nhập lãi thuần của ngân hàng trong kỳ đạt 8.740 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng thu nhập hoạt động ở mức 10.707 tỷ đồng, tăng 7%, trong khi chi phí giảm 14% xuống 2.767 tỷ đồng. Ngân hàng lãi trước dự phòng 7.940 tỷ đồng, tăng 16%. Sau khi trừ chi phí trích lập hơn 4.318 tỷ đồng, tăng 17%, lợi nhuận trước thuế còn 3.622 tỷ đồng, cao hơn 16% so với cùng kỳ 2019. 

Lũy kế cả năm, ngân hàng lãi trước thuế 13.019 tỷ đồng, tăng 26%, vượt 27% kế hoạch 2020. Lợi nhuận sau thuế 10.413 tỷ đồng, tăng 26%. 

Tổng tài sản đến cuối năm hơn 419.026 tỷ đồng, cao hơn 11% so với đầu năm. Nợ xấu ở mức 9.922 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm, chiếm 3,4% dư nợ, tương đương đầu năm. 

Cũng ghi nhận tăng trưởng trong năm qua, Sacombank cho biết lợi nhuận trước thuế đạt 1.013 tỷ đồng, tăng 40% trong quý IV/2020.Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,94% xuống 1,7%.

Cả năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 3.339 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2019, vượt 30% so với kế hoạch. 

Dù chưa công bố chính thức nhưng mới đây, báo cáo của Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) đã đề cập đến kết quả kinh doanh của ACB trong năm 2020. Theo đó, ngân hàng ghi nhận tổng thu nhập đạt 17.700 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 9.500 tỷ đồng, tăng 28%, vượt 24% kế hoạch cổ đông giao.

Hay như tại TPBank, ngân hàng này tiếp tục nâng cao kỷ lục lợi nhuận bản thân lên mức 4.200 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước. MB cũng cho biết lợi nhuận ngân hàng năm qua đạt 10.688 tỷ đồng, tăng gần 7% so với năm 2019 và vượt 19% kế hoạch năm; MSB dự kiến đạt 2.500 tỷ đồng, tăng tới 94% so với năm 2019 và vượt 74% kế hoạch đề ra. 

Xem thêm

Quan điểm xử lý nợ xấu của ngân hàng cần phải thay đổi

Quan điểm xử lý nợ xấu của ngân hàng cần phải thay đổi

Theo Ts Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, nợ xấu gộp đến cuối năm 2020 của ngành ngân hàng sẽ đạt khoảng 4,5% và tăng lên 5-6% trong năm 2021. Do đó, năm 2021 kế hoạch cũng như quan điểm xử lý nợ xấu sẽ phải thay đổi.

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...