Ngân hàng ngoại trả lương cao gấp 2-3 lần, nhưng vẫn hiệu quả hơn ngân hàng nội

Trong khi mức lương thưởng của các ngân hàng “nội” so kè nhau ở ngưỡng trên dưới 20 triệu thì những ngân hàng nước ngoài như ANZ hay HSBC có mức chi bình quân gấp 3 lần con số kể trên.
Ngân hàng ngoại trả lương cao gấp 2-3 lần, nhưng vẫn hiệu quả hơn ngân hàng nội

So sánh thu nhập nhân viên một số ngân hàng năm 2015-2016 (Nguồn: Báo cáo hợp nhất các ngân hàng; Đơn vị: triệu đồng)

Năm 2016 tiếp tục là một năm lên ngôi của nhóm ngân hàng quốc doanh về mức thu nhập của nhân viên trong nhóm ngân hàng nội. Ngoại trừ Techcombank len vào vị trí thứ 3 trong số các ngân hàng được thống kê của NDH, Vietcombank, BIDV và VietinBank lần lượt giữ 3 vị trí quán quân, thứ 3 và thứ 4 trong nhóm những nhân hàng “hào phóng” với nhân viên nhất.

Đừng đầu là Vietcombank với mức thu nhập của nhân viên bình quân năm 2016 đạt 26,5 triệu đồng, tăng 17,8% so với năm trước đó. Tương tự, mức thu nhập của nhân viên ngân hàng BIDV và VietinBank cũng đạt trên 21 triệu đồng với mức tăng từ 11 – 13%.

Ở nhóm các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn, VIB hay MB là những cái tên đang bám đuổi sít sao với nhóm dẫn đầu với thu nhập của nhân viên trong năm 2016 đạt lần lượt 20,4 triệu và 17,3 triệu đồng.

Và có những ngân hàng có mức thu nhập bình quân thụt lùi. Như VPBank từ mức 18,3 triệu đồng của năm 2015 đã giảm xuống còn hơn 14 triệu đồng của năm 2016 do quy mô nhân sự tăng lên mức kỷ lục. Năm 2016, tổng số nhân viên của VPBank đạt gần 17.400 người, tăng gần 4.500 người so với năm 2015 và đưa ngân hàng này vào top 3 những ngân hàng có lượng nhân viên đông nhất chỉ sau BIDV và VietinBank (nhân sự của Vietcombank năm 2016 là 15.615 người).

Ở nhóm thấp nhất là những cái tên không mấy bất ngờ như Eximbank, ACB, các ngân hàng đang gặp phải những vấn đề về nợ xấu, các vấn đề về xử lý khủng hoảng tồn đọng từ trước hay nhân sự. Thu nhập bình quân của nhân sự các ngân hàng này dao động từ 11 đến 14 triệu đồng.

Tuy vậy, nếu so với các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động, mức thu nhập của ngân hàng ngân hàng trong nước thực sự không đáng để nhắc đến. Theo BCTC kiểm toán năm 2016 của ANZ, với 568 nhân sự, mức thu nhập bình quân của nhân viên ngân hàng này đạt gần 70 triệu đồng. Trước đó, năm 2015, con số này cũng xấp xỉ 69 triệu đồng.

Đối với HSBC, mặc dù không công bố chi tiết báo cáo tài chính, tuy nhiên mức thu nhập của nhân viên ngân hàng này cũng vượt mặt các “ông lớn” trong nước.

Trả lương cao hơn nhưng nhân viên của các ngân hàng nước ngoài có hiệu suất kinh doanh, hay nói cách khác là đem về doanh thu hay lợi nhuận bình quân trên mỗi nhân sự gấp nhiều lần so với nhân viên các ngân hàng nội.

Năm 2016, với lợi nhuận sau thuế 2016 của HSBC đạt trên 1.440 tỷ đồng, và tổng số nhân viên khoảng 1.300 người, bình quân mỗi nhân sự của ngân hàng đem về khoảng 1,1 tỷ đồng. Trong khi đó, tại ANZ, lợi nhuận mà mỗi nhân viên ngân hàng này tạo ra gần 800 triệu đồng, con số cao hơn đáng kể so với các ngân hàng trong nước.

Trong khi, ở phía ngược lại, tại ngân hàng có mức thu nhập cao nhất – Vietcombank, nếu như năm 2015, mỗi nhân viên đem về cho ngân hàng này hơn 360 triệu đồng lợi nhuận sau thuế thì năm 2016, con số này tăng lên gần 440 triệu đồng. Tương tự, mỗi ngân viên của BIDV hay VietinBank cũng chỉ đem về cho các ngân hàng này gần 300 triệu đồng trong năm vừa qua.

Đơn vị: triệu đồng/người

Ngân hàng ngoại trả lương cao gấp 2-3 lần, nhưng vẫn hiệu quả hơn ngân hàng nội ảnh 2

Đơn vị: Triệu đồng/người

Khi xét về hiệu quả sinh lời, bức tranh ngành ngân hàng lại cho thấy một khía cạnh khác. Những ngân hàng thuộc nhóm dưới đang có tỷ lệ chi trả thu nhập cho nhân viên trên thu nhập của ngân hàng cao hơn nhiều những ngân hàng ngoại.

Chẳng hạn, ANZ có mức lương cao gấp 3 lần ngân hàng nội nhưng cứ 100 đồng tổng thu nhập hoạt đông (tương ứng chỉ tiêu doanh thu tại các doanh nghiệp) thu về trả, ngân hàng này phải chi 24 đồng chi phí nhân công. Trong khi con số này của NCB là 33 đồng, VIB là 29 đồng và Eximbank là 27 đồng. Tại các ngân hàng lớn, mức trung bình chỉ khoảng 17 – 22%.

Mức lương trung bình trên 20 triệu đồng nói trên, cũng phải nhìn nhận không thuộc đa số nhân viên ngân hàng khi các vị trí chủ chốt có thu nhập cao hơn nhiều, hay đã tính bao gồm các phúc lợi và chi phí bảo hiểm. Đồng thời, cũng phải thừa nhận rằng, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ngoại còn phụ thuộc không ít vào danh tiếng và các hoạt động liên kết với các ngân hàng mẹ - vốn là các định chế tài chính lớn trên thế giới.

Theo Lan Thanh/ NDH

>> Kiểm toán Nhà nước "điểm mặt" nhiều ngân hàng có nợ khó đòi lớn

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...