Cụ thể, lợi nhuận của NCB trước dự phòng rủi ro đạt 108,3 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng đóng góp từ hoạt động đầu tư trái phiếu Chính phủ và dịch vụ tiếp tục gia tăng tích cực. Các chỉ số quy mô duy trì mức tăng trưởng ổn định và bền vững.
Tính đến 30/9/2017, tổng tài sản của ngân hàng trong Quý 3 chỉ đạt đạt 63.807 tỷ đồng, giảm 7,5% chủ yếu là do NCB cơ cấu lại một số hạng mục tài sản.
Trong đó, huy động vốn từ tiền gửi khách hàng đạt 48.841 tỷ đồng, tăng 14,3%; cho vay khách hàng đạt 28.594 tỷ đồng; tăng 13% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu của NCB ở mức 2,37% và thực hiện phân loại nợ và đảm bảo an toàn duy trì dưới 3% trên tổng dư nợ.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 56 tỷ đồng; các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc ngân hàng tăng do NCB trích lập dự phòng theo quy định của NHNN.
Như vậy, lợi nhuận sau trích dự phòng rủi ro của NCB ước tính ở mức 52,3 tỷ đồng.
Nhìn chung, bức tranh toàn cảnh BCTC quý 3 của NCB có nhiều tín hiệu tích cực thể hiện nỗ lực tái cấu trúc danh mục, đa dạng hoá cơ cấu doanh thu, hầu hết các hoạt động: phí dịch vụ, thu thuần về dịch vụ đều đạt mức tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên, ngân hàng NCB hiện vẫn chưa xử lý thu hồi được khoản nợ vay hơn 445 tỷ đồng của Tập đoàn Đại Dương với tài sản đảm bảo là 32 triệu cổ phiếu OCH- một công ty con thuộc Ocean Group (nắm 55,53% vốn điều lệ). Hồi tháng 8/2017, Ocean Group đã thông báo bán giải chấp 32 triệu cổ phiếu OCH để trả nợ xong kết quả chỉ bán được 1.100 cổ phiếu. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2017 của OceanGroup, hiện Tập đoàn đang có khoản nợ gần 445 tỷ đồng với NCB.
Khoản vay tại NCB có thời hạn 12 tháng để đầu tư dự án Khu đô thị số 1 thuộc khu đô thị mới phía Nam thành phố Bắc Giang. OCG đã sử dụng 32 triệu cổ phiếu OCH làm tài sản đảm bảo với đảm bảo tại ngày ký kết hợp đồng tín dụng là 564 tỷ đồng; và 2,5 triệu cổ phần OceanBank. Tại ngày 21/6/2016, khoản vay 445 tỷ đồng đã quá hạn và phân loại ở dịch vụ nhóm 5, nên ngân hàng phải bán tài sản thu nợ.
>> OGC chỉ bán được 1.100 cổ phiếu OCH trong 32 triệu cổ phiếu bán giải chấp