Trong phiên giao dịch ngày 22/7, đồng nội tệ của Nga đã giảm 0,4% so với USD, 56,87 Ruble đổi được 1 USD và giảm 0,2% so với Euro, còn 57,37 Ruble đổi được 1 Euro. Từ đầu năm đến nay, đồng Ruble của Nga có sự dao động nhiều nhất so với các đồng tiền khác trên thế giới.
Động thái của Nga đúng theo dự đoán của giới phân tích. Theo kết quả thăm dò của Reuters thực hiện giữa tháng 7, phần lớn các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Trung ương Nga sẽ tiến hành cắt giảm mạnh lãi suất để bảo vệ giá trị đồng tiền này trong bối cảnh Moscow đang hứng chịu các biện pháp hạn chế từ phương Tây.
Việc Ngân hàng Trung ương Nga cắt lãi suất đi ngược xu hướng thế giới, bởi ngân hàng trung ương nhiều nước đang liên tục tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát.
Riêng Nga, để bảo toàn giá trị đồng nội tệ qua đó bảo vệ lợi ích của Nga trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa thu bằng đồng USD và Euro, Ngân hàng Trung ương Nga buộc phải cắt giảm lãi suất để hỗ trợ đồng nội tệ.
Trước khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, đồng Ruble được giao dịch ở mức 1 USD đổi được 80 Ruble và 1 Euro đổi được 85 Ruble.