Nghìn tỷ thất thoát, có thu hồi được cho VNCB?

Phiên tòa xét xử đại án hơn 9.000 tỷ đồng đã kết thúc với mức án cao nhất - 30 năm tù dành cho bị cáo Phạm Công Danh vì những sai phạm nghiêm trọng, gây hậu quả nặng nề. Hàng nghìn tỷ đồng đã bị rút r
Nghìn tỷ thất thoát, có thu hồi được cho VNCB?

Phiên tòa xét xử đại án hơn 9.000 tỷ đồng đã kết thúc với mức án cao nhất - 30 năm tù dành cho bị cáo Phạm Công Danh vì những sai phạm nghiêm trọng, gây hậu quả nặng nề. Hàng nghìn tỷ đồng đã bị rút ruột, chiếm đoạt, có thể đã bị tẩu tán tài sản… liệu có được thu hồi về cho ngân hàng Xây dựng (VNCB).

Ngày 9/9, sau hơn 40 ngày xét xử và nghị án 10 ngày, Tòa án nhân dân Tp.HCM đã làm rõ những hành vi phạm tội, quyết định tuyên các mức án phạt thích đáng cho 36 bị cáo gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại VNCB.Phạm Công Danh lĩnh án 30 năm tùVới những sai phạm rõ ràng, tòa án đã tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch VNCB) mức án 18 năm tù về tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, phạt 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại VNCB. Tổng hợp hình phạt cao nhất là 30 năm tù.Trước đó, Viện Kiểm sát đã truy tố bị cáo Phạm Công Danh với vai trò chủ mưu, đã chỉ đạo thực hiện hàng loạt giao dịch phi pháp để rút tiền của VNCB, vi phạm quy định pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng. Phạm Công Danh cùng các thuộc cấp đã sử dụng pháp nhân Tập đoàn Thiên Thanh và nhiều công ty “sân sau” để thực hiện giao dịch cho vay, gửi tiền, lập hồ sơ mua bán khống… để rút hàng nghìn tỷ đồng từ VNCB.Trong đó, Phạm Công Danh chỉ đạo chế biến hồ sơ, nâng khống giá trị tài sản gấp nhiều lần, “phù phép” để cho 14 công ty vay sai phạm tới 14.000 tỷ đồng (trong đó có 12 công ty của Phạm Công Danh lập nên, đưa tài xế, người rửa xe, bảo vệ lên làm giám đốc) dẫn tới thiệt hại 2.095 tỷ đồng…

Tuyên án Phạm Công Danh và đồng phạm

Bị cáo Danh cùng các bị can còn gây thiệt hại khi rút 5.000 tỷ đồng của nhóm bà Bích nhưng không được sự đồng ý và có chữ ký của chủ tài khoản, rút 300 tỷ đồng không có hồ sơ vay, rút 903 tỷ đồng dưới hình thức ủy thác đầu tư mua trái phiếu. Những phi vụ này đã gây thiệt hại cho VNCB lên đến 7.000 tỷ đồng.Cùng phạm hai tội danh “Cố ý làm trái” và “vi phạm quy định cho vay”, các bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) lĩnh án 20 năm tù; Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc VNCB) nhận án 22 năm tù, Hoàng Đình Quyết (nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang) lĩnh án 19 năm tù.Tòa cũng tuyên phạt mức án thích đáng đối với 32 bị cáo khác liên quan trong đại án này, với mức án từ 3 năm tù treo đến 16 năm tù giam… Như vậy, các bị cáo gây ra sai phạm, hậu quả nghiêm trọng đã phải cúi đầu nhận tội và lĩnh mức án phạt nghiêm khắc, phải chấp hành bồi thường thiệt hại cho VNCB.Khó thu hồi nghìn tỷ thất thoátTrong đại án này, tòa tuyên bị cáo Phạm Công Danh phải bồi hoàn cho VNCB hơn 63 tỷ đồng đã rút ruột từ lập khống đề án Core banking, liên đới bồi hoàn ngân hàng hơn 930 tỷ đồng trong lập khống hợp đồng thuê trụ sở, ủy thác đầu tư trái phép, vay không hồ sơ vay, chuyển tiền không ủy nhiệm chi.Đồng thời, bị cáo Danh và tập đoàn Thiên Thanh liên đới bồi thường nợ gốc vay còn lại 4.000 tỷ đồng của 8 công ty con, như các công ty Thịnh Quốc, Đại Hoàng Phương, Thành Trí, Cường Tín, Thanh Quang, Quang Đại, Nhất Nhất Vinh, An Phát.Để bảo đảm thi hành án, tòa đã tuyên xử lý các tài sản của tập đoàn Thiên Thanh và Phạm Công Danh, trong đó có khu đất sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) có giá trị khoảng 250 triệu USD, sẽ được bỏ lệnh kê biên, giao cho ngân hàng xử lý và số dư sẽ nộp cho Cục Thi hành án. Phần tài sản chung của vợ chồng Danh sẽ tiếp tục bị kê biên để thi hành án…Tòa án xác định gần 6.500 tỷ đồng của các bên thứ ba là tang vật của hành vi cố ý làm trái, bị buộc phải chuyển trả VNCB, trong đó, yêu cầu bà Hứa Thị Phấn (nhóm Phú Mỹ) nộp lại 851 tỷ đồng để thi hành án. Đây là tiền Danh thanh toán mua cổ phần ngân hàng TrustBank, có nguồn gốc từ phạm pháp.Tòa cũng đề nghị khởi tố nhóm Phú Mỹ và đối tượng Trang “phố núi” để điều tra nhiều sai phạm. Tòa cũng buộc thu hồi 5.190 tỷ đồng của nhóm Trần Ngọc Bích. Với 124 sổ tiết kiệm của nhóm Trần Ngọc Bích sẽ được giải tỏa kê biên và giao toàn bộ lại cho VNCB để tất toán các khoản vay theo hợp đồng.Mặc dù tòa đã tuyên buộc các bị cáo, người liên quan phải khắc phục hậu quả như nộp lại tiền, tài sản để trả lại cho VNCB, người bị hại, song việc thi hành án thực tế không dễ dàng. Từ thực tiễn thi hành đại án kinh tế, như Vinashin, Vinalines, “Bầu” Kiên… việc thu hồi tài sản phạm tội, khắc phục hậu quả gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Hàng chục nghìn tỷ đồng đã bị rút ruột, tiền chảy lòng vòng qua nhiều cá nhân và pháp nhân nên bị thất thoát, giảm giá trị, hoặc nhanh chóng tẩu tán ra nước ngoài. Đặc biệt, có khả năng tội pháp đã nhanh chân tẩu tán, che giấu tài sản phi pháp ở những thiên đường thuế ở nước ngoài để tránh bị thu hồi khi bị truy tố trước pháp luật.Các đối tượng phạm tội cũng chủ động phân tán tài sản phi pháp vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, góp vốn cổ phần doanh nghiệp… thì khả năng thu hồi để thi hành án rất phức tạp.

Theo Hải Hà/TBKD

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...