Người giàu Việt Nam sẽ tăng nhanh thứ 4 thế giới

Số người có mức tài sản từ 1-30 triệu USD tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng hơn 10% mỗi năm.
Người giàu Việt Nam sẽ tăng nhanh thứ 4 thế giới

Theo báo cáo “High Net Worth Handbook 2019” mới được công bố từ hãng nghiên cứu Wealth-X về giới giàu – những người có mức tài sản từ 1-30 triệu USD, Việt Nam thuộc top đầu các nền kinh tế thế giới có tốc độ tăng trưởng người giàu nhanh nhất giai đoạn 2018 – 2023.

Theo đó, số lượng người giàu Việt Nam được dự báo sẽ tăng 10,1% mỗi năm, chỉ đứng sau Nigeria (16,3%), Ai Cập (12,5%) và Bangladesh (11,4%).\

Việt Nam xếp thứ 4 thế giới về tốc độ tăng trưởng giới giàu

Trước đó, theo báo cáo đầu tháng 9 của hãng nghiên cứu này về giới siêu giàu, Việt Nam cũng lọt top đầu thế giới về tốc độ gia tăng những người sở hữu tài sản trên 30 triệu USD với 12,7%, xếp sau Bangladesh (17,3%) và Trung Quốc (13,4%).

Hơn 540.000 người giàu trên thế giới đã được Wealth-X nghiên cứu để đưa ra dự báo tăng trưởng tài sản toàn cầu trong vòng 5 năm tới với các tiêu chí như mức tài sản hiện có, tăng trưởng dân số dự kiến và cơ hội đầu tư trong tương lai.

Năm 2018, số lượng người giàu toàn thế giới chỉ tăng nhẹ 1,9% so với năm 2017, đạt 22,4 triệu người. Tốc độ này thấp hơn mức tăng trưởng GDP toàn cầu năm ngoái. Tổng tài sản của giới này tăng 1,8%, đạt 61,3 nghìn tỷ USD.

Hầu hết khu vực trên thế giới đều sở hữu nhiều người giàu hơn nhưng tốc độ tăng không cao. Châu Phi, Thái Bình Dương, khu vực Mỹ Latin và Caribbean có sự sụt giảm giới này.

10 quốc gia đứng đầu về số người giàu chiếm tới 75,2% số lượng và 73,8% tài sản của giới trên toàn thế giới. Mỹ dẫn đầu với hơn 8,6 triệu người giàu, bỏ xa vị trí thứ hai là Trung Quốc với 1,8 triệu người. Tiếp sau đó là Nhật Bản (1,6 triệu người) và Đức (hơn 1 triệu người).

Xét về thành phố, New York là nơi có nhiều người giàu nhất với gần 980.000 người. Con số này cao hơn gấp rưỡi thành phố đứng ngay sau là Tokyo với gần 600.000 người.

Theo The Leader

Có thể bạn quan tâm

Triển khai Nghị quyết 57: Cần cộng hưởng sức mạnh doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ

Triển khai Nghị quyết 57: Cần cộng hưởng sức mạnh doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn khẳng định cộng đồng doanh nghiệp rất mong muốn được tiếp cận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên để đuổi kịp, thậm chí vượt các nước phát triển, ông Sơn cho rằng Việt Nam có thể tìm một lối đi riêng, phù hợp với đặc thù thể chế chính trị...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bốn Nghị quyết là những trụ cột thể chế nền tảng đưa đất nước cất cánh trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bốn Nghị quyết là những trụ cột thể chế nền tảng đưa đất nước cất cánh trong kỷ nguyên mới

Những Nghị quyết được Bộ Chính trị ban hành cùng tạo nên một chỉnh thể thống nhất về tư duy và hành động chiến lược cho sự phát triển đất nước, đồng thời liên kết chặt chẽ, bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình quán triệt và tổ chức thực hiện…