Nhật ký chống Covid-19: Mỗi địa bàn sẽ là một “lõi xanh” trong “vùng đỏ”

Tận tuỵ với công việc, đặt cao tinh thần trách nhiệm, quan tâm đến đời sống của mỗi hộ dân…là những điều mà tổ công tác phòng chống dịch Covid-19 của tổ dân phố 22 phường Thành Công đang thực hiện để bảo vệ vùng xanh trên địa bàn.
Nhật ký chống Covid-19: Mỗi địa bàn sẽ là một “lõi xanh” trong “vùng đỏ”

Gặp ông Đào Xuân Dụ- Bí thư chi bộ Tổ dân phố số 22 phường Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) cùng những người cộng sự trong tổ công tác phòng chống Covid-19 vào một buổi trưa ngày đầu tháng 8 tại chốt chặn của địa bàn dân cư số 12.

Dù trời đã sang thu nhưng không thể tránh khỏi chút oi ả mùa hè còn sót lại, mồ hôi mướt mải trên những khuôn mặt của những người đang trực chốt nhưng cũng không thể đẩy lùi quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh của cán bộ và người dân tại địa bàn dân cư.

“Không ai bị bỏ phía sau”

Theo chia sẻ của ông Dụ, kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, công tác phòng chống dịch trên địa bàn phường Thành Công nói chung và tại các tổ dân phố, địa bàn dân cư nói riêng liên tục được triển khai và thực hiện sát sao hơn. Các biện pháp giãn cách được thực hiện triệt để việc phòng chống dịch đạt được hiệu quả cao nhất.

Việc phải thực hiện quy định giãn cách đã khiến nhiều người bị mất việc, cắt giảm giờ làm hoặc phải nghỉ giãn việc, các đơn vị sản xuất kinh doanh phải dừng hoạt động…dẫn đến hàng triệu lao động bị giảm thu nhập.

Ông Đào Xuân Dụ (phải) cùng Chi hội phụ nữ tổ dân phố số 22 đã trao 14 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn trong địa bàn.
Ông Đào Xuân Dụ (phải) cùng Chi hội phụ nữ tổ dân phố số 22 đã trao 14 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn trong địa bàn.

“Ảnh hưởng lớn nhất phải kể đến những lao động tự do – thành phần yếu thế của xã hội. Việc bắt buộc phải ở nhà khiến bộ phận lao động này không có thu nhập, khó khăn chồng chất khó khăn, nhất là khi Hà Nội thuộc một trong những "vùng đỏ" với số ca mắc Covid-19 tăng lên hàng ngày. Nhiều gia đình bỗng chốc trở thành hộ nghèo do không thể đi làm, buôn bán, hay như những người ở vùng quê lên thành phố để lao động vừa bị mất việc lại không thể về nhà", ông Dụ cho biết.

Ngay trên chính địa bàn dân cư số 12 vừa qua, có hai trường hợp quê ở Lào Cai là anh Hoàng Văn Cánh (32 tuổi) và Hoàng Văn Tiến (36 tuổi) là người dân tộc Xa Phó bị mất việc do chỗ làm phải dừng hoạt động thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ.

Kịp thời phát hiện và gửi hỗ trợ nhanh nhất cho các hộ khó khăn là ưu tiên hàng đầu của những người phụ trách tại Tổ dân phố số 22.
Kịp thời phát hiện và gửi hỗ trợ nhanh nhất cho các hộ khó khăn là ưu tiên hàng đầu của những người phụ trách tại Tổ dân phố số 22.

“Hai cháu cứ đóng cửa trong phòng trọ, âm thầm chịu đựng, bữa đói bữa no, không còn tiền để sinh sống, cũng không biết tìm đến các cơ quan, tổ chức để nhận sự cứu trợ. May mắn, trong một đợt rà soát, tổ dân phố và tổ phòng chống Covid đã phát hiện, nắm bắt tình hình và kịp thời hỗ trợ 10kg gạo cùng với những nhu yếu phẩm khác, đồng thời tạo điều kiện, hướng dẫn cho các cháu làm các thủ tục để nhận được hỗ trợ theo Nghị quyết của Chính phủ. Các hộ gia đình trong khu dân cư sau khi biết được hoàn cảnh cũng lo cho các cháu người thì cân hoa quả, người cân lạc, vừng, chủ nhà nơi các cháu thuê trọ thì không lấy tiền nhà trong thời gian chưa thể đi làm”, ông Đỗ Xuân Tiến – Tổ phó Tổ dân phố số 22 chia sẻ.

Ngoài 2 trường hợp cá biệt nói trên, thời gian qua, tổ dân phố cũng đã thực hiện trao quà cứu trợ cho 12 gia đình khác trong địa bàn.

Thực tế, vài cân gạo, mỗi cân hoa quả, cân lạc, cân vừng… có giá trị không nhiều nhưng quan trọng hơn cả đó là tấm lòng, sự chia sẻ, tinh thần tương thân tương ái của tổ dân phố. Đây là nguồn động viên rất lớn đối với người yếu thế, thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương và cộng đồng cùng nhau vượt qua khó khăn.

Cũng từ những hoàn cảnh này, tổ dân phố 22, khu dân cư 12 và các tổ chức liên quan đã thực hiện chiến dịch “chạm từng ngõ, đến từng nhà” nhằm hỗ trợ nhanh nhất đến những hoàn cảnh khó khăn để “không một ai bị bỏ lại phía sau vì dịch bệnh”.

Bảo vệ vùng xanh

Bên cạnh việc hỗ trợ đời sống người dân, để thực hiện phong trào toàn dân tham gia xây dựng địa àn an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19, phường Thành Công đã thực hiện thiết lập khu dân cư, ngõ xóm không có dịch Covid-19 hay còn gọi là “vùng xanh” và địa bàn dân cư số 12, tổ dân phố số 22 là một trong số đó.

Ông Đào Xuân Dụ cho biết, “chúng tôi chia làm 3 ca thay phiên nhau trực từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm. Lực lượng tham gia gồm các thành viên tổ Covid-19 cộng đồng, đoàn thanh niên, hội phụ nữ... Các lối ra vào được rào chắn, chỉ còn một lối đi duy nhất. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để khu phố không xuất hiện dịch”.

Các lối ra vào được rào chắn, chỉ còn một lối đi duy nhất tại vùng xanh.
Các lối ra vào được rào chắn, chỉ còn một lối đi duy nhất tại vùng xanh.

Tại các chốt, lực lượng túc trực kiểm tra giấy thông hành, thẻ đi chợ... của tất cả người dân ra vào khu dân cư. Trong đó, khu vực "vùng xanh" chỉ cho phép người dân cư trú tại địa bàn có giấy đi đường, giấy đi chợ (đúng ngày, đúng giờ) qua lại, còn những trường hợp khác tuyệt đối không được vào bên trong, các trường hợp giao hàng thì phải đứng tại chốt, chờ người nhận ra lấy.

Cũng theo ông Dụ, hầu hết người dân trong khu vực đều đồng lòng, vui vẻ, nhắc nhở nhau thực hiện nghiêm các nội quy nhằm bào vệ vùng xanh của khu dân cư.

Khai báo y tế mỗi lần ra vào khu dân cư vùng xanh.
Khai báo y tế mỗi lần ra vào khu dân cư vùng xanh.

Vùng xanh không chỉ thể hiện sự chủ động của lãnh đạo quận, phường trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 còn thể hiện tình đoàn kết, sức mạnh cộng đồng của người dân, giúp giảm áp lực cho chính quyền nâng cao ý thức, góp phần cùng cả nước chung sức đẩy lùi dịch bệnh.

“Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam phải đối mặt với dịch bệnh và tất cả những khó khăn đó đều đã qua đi một cách nhanh chóng. Xét cho cùng, cứ mỗi khi xuất hiện một loại virus có khả năng gây hại cho cộng đồng người dân không chỉ phải chiến đầu với chúng mà còn chiến đấu với sự vị kỷ trong mỗi con người. Nếu như chính tại nơi mình sống thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch, ổn định được vùng xanh, chúng tôi tin rằng dịch bệnh sẽ sớm phải tháo chạy”, ông Dụ chia sẻ.

Xem thêm

Nhật ký chống dịch Covid-19: Khi hơi thở hóa thinh không

Nhật ký chống dịch Covid-19: Khi hơi thở hóa thinh không

Chứng kiến những khó khăn vất vả để giành giật sự sống cho bệnh nhân không phải để chúng ta sợ hãi mà chúng ta có thể nhận ra cuộc sống này đáng giá và đáng quý đến nhường nào, chúng ta biết cách sẽ phải sống như thế nào…
Nhật ký chống dịch Covid-19: Trao bữa cơm - Ấm niềm tin

Nhật ký chống dịch Covid-19: Trao bữa cơm - Ấm niềm tin

Xã Quỳnh Văn (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) - Một miền quê bấy lâu sống trong cảnh thanh bình, không ồn ào khói bụi, không tấp nập xe cộ bất chợt “dậy sóng” khi loa phóng thanh xã thông báo có trường hợp dương tính với Covid-19.
Nhật ký chống dịch Covid-19: Tình quê trong đại dịch

Nhật ký chống dịch Covid-19: Tình quê trong đại dịch

Chiều nay, như thường lệ, sau khi hoàn tất việc đưa gần 100 suất cơm ra cho khu cách ly tại trạm xá xã Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu, Nghệ An), tôi lấy xe ra về. Bất chợt điện thoại réo vang: Alo, chị Thu à! Chị đang ở mô đó (đâu đấy)?

Có thể bạn quan tâm

Nhật ký chống dịch Covid-19: Vì yêu Sài Gòn!

Nhật ký chống dịch Covid-19: Vì yêu Sài Gòn!

Hồi trung tuần tháng 7, mạng xã hội lan truyền bức ảnh chụp lại khoảnh khắc một nhóm tình nguyện viên mặc áo xanh trong trang phục bảo hộ kín mít, ngồi choàng vai nhau trên thùng chiếc xe bán tải, dưới cơn mưa tầm tã như trút nước.