Nhiều Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh còn đùn đẩy công việc

Theo ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, thời gian qua có tình trạng đùn đẩy lên Thủ tướng Chính phủ. Lẽ ra nhiều việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng và chủ tịch UBND tỉnh nhưng không g
Nhiều Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh còn đùn đẩy công việc
Theo ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, thời gian qua có tình trạng đùn đẩy lên Thủ tướng Chính phủ. Lẽ ra nhiều việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng và chủ tịch UBND tỉnh nhưng không giải quyết. Vì đùn đẩy dẫn đến phải họp nhiều. Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh không làm tròn trách nhiệm, né việc bằng cách xin ý kiến Chính phủ nhiều việc không cần thiết.
Ngày 22.9,  Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa, Tổ phó Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng đã tiến hành kiểm tra Văn phòng Chính phủ.Báo cáo đoàn kiểm tra, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng cho biết trong thời gian qua, Văn phòng Chính phủ đã thực hiện tốt chức năng  tham mưu tổng hợp, giúp Chính phủ, Thủ tướng trong chỉ đạo, điều hành. Từ đầu năm tới ngày 31.8, Văn phòng Chính phủ đã tham mưu, trình Chính phủ, Thủ tướng ban hành 13.733 văn bản (không kể văn bản mật), trong đó có 1.154 văn bản có giao nhiệm vụ cụ thể, với 6.272 nhiệm vụ mà các bộ, cơ quan, địa phương phải thực hiện.Qua theo dõi, đôn đốc, Văn phòng Chính phủ cho biết trong số các nhiệm vụ nói trên, đến 31.8 đã có 2.723 nhiệm vụ đến hạn phải hoàn thành, trong đó có 2.501 nhiệm vụ đã hoàn thành (chiếm 91,8%), còn 222 nhiệm vụ quá hạn nhưng chưa thực hiện xong. Đối chiếu với các năm trước, việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao đã có chuyển biến tích cực, số nhiệm vụ quá hạn giảm dần qua các năm (năm 2013 là 43,9%, năm 2014 là 40%, năm 2015 là 21%, 8 tháng đầu năm là 8,2%).Tuy nhiên, trong thời gian đầu triển khai Quy chế 42, vẫn chưa đánh giá toàn diện, đầy đủ về chất lượng thực hiện các nhiệm vụ, mới dừng lại ở mức thống kê số liệu. Do đó, Văn phòng Chính phủ đã tham mưu, đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.Bên cạnh đó, báo cáo của Văn phòng Chính phủ cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong các công tác trên, như việc tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng đôi lúc chưa dự báo được hết khó khăn, các điều kiện cần thiết về nguồn lực, về tính phức tạp của nhiệm vụ, khoảng thời gian giao thực hiện nhiệm vụ chưa hợp lý hoặc giao không rõ trách nhiệm của các cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp… gây vướng mắc trong triển khai thực hiện...Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng thừa nhận VPCP còn hơn 50% văn bản chậm chuyển theo dõi trên Hệ thống phần mềm, gây khó khăn cho bộ, cơ quan, địa phương trong việc cập nhật tình hình thực hiện. Còn văn bản quá hạn là đang theo dõi chứ không phải là nhiệm vụ quá hạn. Nhiều khi, VPCP làm hết trách nhiệm nhưng một số bộ ngành, địa phương không cùng quan điểm, không hài lòng với sự tham mưu của VPCP cũng dẫn đến sự chậm trễ của văn bản cùng phối hợp xây dựngNhấn mạnh tại cuộc làm việc, ông Mai Tiến Dũng cho hay thời gian qua có tình trạng đùn đẩy lên Thủ tướng Chính phủ. Lẽ ra nhiều việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng và chủ tịch UBND tỉnh nhưng không giải quyết. Vì đùn đẩy dẫn đến phải họp nhiều.  Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh không làm tròn trách nhiệm, né việc bằng cách xin ý kiến Chính phủ nhiều việc không cần thiết. Nếu theo đúng thẩm quyền thì lượng văn bản đẩy lên VPCP sẽ giảm 20-25%.Để khắc phục tình trạng này, ông Mai Tiến Dũng cho biết, đối với nhiệm vụ của VPCP thì VPCP xác định vấn đề quan trọng là định mốc thời gian phải ra băn bản, với các “đèn tín hiệu” (xanh, đỏ), tất cả văn bản, hồ sơ đều được xử lý qua mạng và được công khai rộng rãi tình hình, tiến độ xử lý, hạn chế tối đa tình trạng chậm xử lý hoặc để quá hạn hồ sơ. Đặc biệt là ngăn chặn triệt để tình trạng hoàn thành văn bản trước thời hạn nhưng ngâm lại, tới thời hạn cuối mới đưa ra, hay là “gọi” doanh nghiệp, tập đoàn… lên làm việc trực tiếp rồi gây phiền hà.

Trí Lâm/1 TG

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...