Nhiều ngân hàng được nới room tín dụng

Mặc dù có chủ trương sẽ không nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại nhưng vẫn linh hoạt nới room cho một số thành viên trong năm nay, thay vì cố định ở các mức thấp được giao
Nhiều ngân hàng được nới room tín dụng

Từ đầu năm nay, trước biểu hiện áp lực lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động kiểm soát hạn mức tăng trưởng tín dụng, với các chỉ tiêu giao cụ thể cho từng thành viên ở mức thấp (khoảng 14 - 16%).

Đến hết tháng 6 vừa qua, nhiều ngân hàng đã cạn room tín dụng được cấp từ đầu năm. Cụ thể, nhiều ngân hàng đã chạm hoặc gần chạm trần hạn mức tăng trưởng tín dụng được cấp từ 14-16% như: TPBank (16%), HDBank (15%), LienVietPostBank (13,3%), OCB (12,2%)...

Trong khi đó, NHNN có chủ trương sẽ không nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại, ngoại trừ một số trường hợp được linh hoạt xem xét theo hướng có tham gia tái cơ cấu ngành, có nâng cao vốn điều lệ và kiểm soát tốt nợ xấu…

"Techcombank là ngân hàng đầu tiên được NHNN chấp thuận nới room tín dụng từ 14% lên 20%. Với quyết định nới room tín dụng, Techcombank sẽ có thêm 6.000 - 8.000 tỷ đồng để cho vay trong những tháng cuối năm 2018 nên có dư địa lớn. 

Theo ông Lê Quốc Anh, Tổng giám đốc Techcombank, cuối năm là thời điểm nhu cầu vốn khách hàng tăng cao, nhất là với DNVVN. Đó là lý do để ngân hàng dành nguồn vốn lớn đáp ứng cầu tăng mạnh vào dịp này. Do vậy, Techcombank đã huy động vốn chủ sở hữu rất cao từ đầu năm, ước chừng 45.000 tỷ đồng và vào cuối năm khoảng 50.000 tỷ đồng. 

Sau khi Techcombank được nới room tín dụng, nhiều ngân hàng khác cũng đã nộp đơn xin thêm chỉ tiêu. Tuy nhiên, room tín dụng sẽ không rộng mở với tất cả các ngân hàng. 

Mới đây, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) cũng được NHNN nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lên 20% năm.

Trong hệ thống, MB là một trong số ít thành viên đã sớm tất toán toàn bộ nợ xấu đã bán sang Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trước thời hạn, cũng như kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp so với bình quân ngành thời gian qua.

Một thành viên khác là Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng vừa tăng mạnh vốn cùng nguồn thặng dư lớn từ đợt chào bán cổ phần quy mô lớn cho các quỹ đầu tư nước ngoài trong năm qua.

Một lãnh đạo cấp chi nhánh VPBank cho biết vừa qua họ đã thực hiện điều chỉnh lại một số cân đối trong hoạt động, theo định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của hệ thống là 17% thay vì 15% được Ngân hàng Nhà nước giao hồi đầu năm. Phần tín dụng được tăng thêm tương ứng khoảng 3.000 tỷ đồng.

Thời gian qua, việc Ngân hàng Nhà nước nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho một số thành viên không được công bố cụ thể. Theo đó, cổ đông và nhà đầu tư sẽ phải chờ đợi ở kỳ báo cáo tài chính kết thúc năm 2018 để tham khảo.

 >> Xoá xong nợ xấu VAMC, Techcombank xin nới room tín dụng

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...