Nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi từ tháng 7

Sang tháng 7, nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất, trong đó hiện đã có 10 ngân hàng đã đưa ra mức lãi suất trên 7%/năm. Điều chỉnh lãi suất mạnh nhất là ở kỳ hạn 12 tháng.
Nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi từ tháng 7

Trong đó, ACB là ngân hàng có sự điều chỉnh lãi suất mạnh nhất. Khi gửi tại quầy ngân hàng tăng 0,9%/năm cho kỳ hạn 1 tháng và 9 tháng, tăng 0,6%/năm cho kỳ hạn 3 và 12 tháng và tăng 0,8%/năm với kỳ hạn 6 tháng.

Lãi suất tiết kiệm online tăng 0,3%/năm cho kỳ 6 tháng và 12 tháng, tăng 0,5%/năm cho kỳ 9 tháng, Hiện ACB là ngân hàng có lãi suất thấp thứ 4 thị trường với giao dịch tại quầy và thấp thứ 3 khi gửi online.

HDBank cũng điều chỉnh lại lãi suất tương đối lớn. Tại kỳ hạn 6 tháng, ngân hàng tăng lãi suất lên 0,35%/năm lên 5,45%/năm. Đối với kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng cũng tăng 0,15%/năm lên 7,25%/năm. Tăng 0,7%/năm ở kỳ hạn 24 tháng và tăng 0,5%/năm tại kỳ hạn 36 tháng.

TPBank cũng điều chỉnh tăng 0,2%/năm cho hầu hết các kỳ hạn ở cả hai hình thức gửi tại quầy và online.

Agribank cũng đã điều chỉnh lãi suất tăng 0,1%/năm ở kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng, nâng lãi suất huy động lên mức 5,6%/năm.

Hiện có khoảng 16 ngân hàng đang có mức lãi suất từ 6% trở lên cho kỳ hạn 12 tháng với mức cao nhất là 7,3% của ngân hàng SCB cho cả hai hình thức gửi tại quầy và gửi online. CBBank có mức lãi suất 7,15%/năm cho hình thức gửi tại quầy.

Với kỳ hạn 1-3 tháng, bốn “ông lớn” đều có mức lãi suất tiền gửi dao động ở mức 3,3-3,4%/năm. Trong đó Vietcombank có lãi suất 3,3%/năm, 3 ngân hàng còn lại là Agribank, BIDV và Vietinbank có mức lãi suất 3,4%.

Nhiều ngân hàng có mức lãi suất trần cao nhất là 4% trong đó có VIB, Sacombank, SCB, NamABank, MSb (áp dụng cho gửi trực tuyến). Một số ngân hàng vẫn giữ nguyên mức lãi suất, bên cạnh đó nhiều ngân hàng cũng có mức lãi suất tăng nhẹ phổ biến là 0,1%/năm.

Với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất cao nhất cho kỳ hạn này là ngân hàng CBBank (6,8%/năm). Một số ngân hàng khác cũng có mức lãi suất trên 6% là BacABank (6,15%/năm), BaoVietBank (6,2%/năm), TPBank (6,2%/năm)

Với các ngân hàng Big 4 thì lãi suất đều được duy trì ở mức 4%.

Đặc biệt, khi gửi tiền online ở kỳ hạn này, lãi suất tiền gửi cũng cao hơn so với hình thức gửi trực tiếp tại quầy, với lãi suất tại ngân hàng VIB là 6,2%/năm, tại MSB là 5,8%/năm, SCB là 6,85%/năm.

Lãi suất bị ảnh hưởng bởi lạm phát

Hiện đã có 10 ngân hàng đưa ra mức lãi suất trên 7%/năm. Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, 81,8% huy động tiền gửi của các ngân hàng dự phóng sẽ tăng trưởng trong năm nay.

Theo Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, lãi suất huy động có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong năm nay, do áp lực lạm phát và người dân vẫn muốn chuyển dịch kênh đầu tư. Bên cạnh đó, các ngân hàng vẫn phải tăng lãi suất huy động để thu hút dòng tiền gửi, khiến cho áp lực lãi suất đầu vào cũng như lãi suất cho vay tăng cao.

Ông cũng cho rằng lạm phát Việt Nam đang gia tăng, NHNN đang rơi vào thế khó. NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại phấn đấu giảm lãi suất để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Nếu lạm phát tăng cao thì mặt bằng lãi suất khó tiếp tục duy trì đc ở mức thấp như hiện nay.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, NHNN cũng điều hành trên cơ sở tổng thể với tất cả các công cụ, giải pháp điều hành khác để kiên định được với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

“Đối với lãi suất, nếu như có điều kiện thì NHNN luôn luôn chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải tiết kiệm các chi phí trong hoạt động để cố gắng giảm lãi suất và hỗ trợ DN, người dân”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Xem thêm

Kiểm soát dân số, khả năng đáp ứng hạ tầng khi phát triển condotel, biệt thự nghỉ dưỡng

Kiểm soát dân số, khả năng đáp ứng hạ tầng khi phát triển condotel, biệt thự nghỉ dưỡng

Bộ Xây dựng vừa có công văn 2274/BXD-QHKT gửi UBND các tỉnh, thành phố UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm soát dân số và khả năng đáp ứng hạ tầng, việc bố trí các loại hình căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú, biệt thự nghỉ dưỡng tại các đô thị, khu du lịch.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...