NHNN có đủ nguồn lực để can thiệp thị trường vàng khi cần thiết

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Chi nhánh TP. HCM, trong thời gian tới, cơ quan này sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá vàng trên thị trường và có đủ nguồn lực để can thiệp thị trường vàng khi cần thiết.
NHNN có đủ nguồn lực để can thiệp thị trường vàng khi cần thiết

Cũng theo ông Minh, dù giá vàng trong nước tăng mạnh nhưng giao dịch ngoài thị trường hiện vẫn khá trầm lắng. Theo báo cáo của các đơn vị kinh doanh mua, bán vàng miếng, trong tuần từ 17-22/02/2020, doanh số mua bán vàng miếng trên thị trường có xu hướng giảm. Ghi nhận mua bán ngoài thị trường chỉ ở mức thấp và nhỏ lẻ.

Hiện nay, với việc thực hiện các giải pháp quản lý thị trường vàng theo tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trong thời gian qua, thị trường vàng đã ổn định, không còn tình trạng đầu cơ, làm giá gây bất ổn nền kinh tế; tình trạng "vàng hóa" trong nền kinh tế từng bước được ngăn chặn, việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán đã được kiểm soát.

Trước đó, giá vàng ngày 24/2 đã tăng tổng cộng tới 4 triệu đồng/lượng so với hai ngày cuối tuần là 22 và 23/2. Cụ thể, tính đến thời điểm 16h40 phút ngày 24/2, giá vàng SJC loại nguyên lượng tại hệ thống của Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết mua vào bán ra tại 47,8 - 49 triệu đồng/lượng; Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng tại 47,7 - 49,15 triệu đồng/lượng; Tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng niêm yết ở mức 47,8 - 49,2 triệu đồng/lượng. 

Giá vàng SJC loại lẻ 1 chỉ, 2 chỉ... vẫn được niêm yết cao hơn vàng nguyên miếng, như ở DOJI là 47,7 - 49,7 triệu đồng/lượng. Trước đó lúc hơn 15h, giá vàng đã lên đến 49,95 triệu đồng/lượng ở hệ thống của DOJI - mức cao kỷ lục từ trước tới nay và vượt xa mức kỷ lục cũ thiết lập hồi năm 2011.

Trên thị trường thế giới, giá vàng ngày 24/2cũng đang tăng rất mạnh lên 1.680 USD/ounce, tăng 37,7 USD tương đương 2,3% so với chốt phiên thứ Sáu vừa qua. Giá này quy đổi theo tỷ giá của Vietcombank thì tương đương 47,5 triệu đồng/lượng, tức thấp hơn vàng trong nước đến 2 triệu đồng mỗi lượng.

Nguyên nhân khiến vàng thế giới đi lên chủ yếu do hoạt động gom vào mạnh của nhà đầu tư trước lo ngại kinh tế toàn cầu bất ổn do dịch Covid-19 lan rộng ra các nước ngoài Trung Quốc, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản và Italia.

Nhiều dự đoán cho rằng vàng sẽ tăng một mạch lên 1.800 USD/ounce nếu như dịch bệnh vẫn tiếp diễn.

Ngoài ra, theo TS.LS Bùi Quang Tín, một nguyên nhân quan trọng hơn khiến giá vàng tăng cao là lo ngại tác động của dịch bệnh lên nền kinh tế sẽ nghiêm trọng hơn dự kiến trước đây.

Những ảnh hưởng này sẽ kéo dài, không còn ở quý I, quý II nữa mà có thể lan sang quý III, quý IV, thậm chí đà lây lan không chặn được, các nước không tìm ra phương án phục hồi kinh tế thì sẽ ảnh hưởng đến tận năm 2021.

Thậm chí ngay cả khi các nước tìm ra biện pháp hồi phục kinh tế thì điều đó cũng không thể thực hiện trong một sớm một chiều mà phải có thời gian dài. 

Bùi Quang Tín đồng thời khuyến cáo, trong bối cảnh giá vàng tăng sốc như hiện nay, nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư lớn lẫn người dân đều cần hết sức cẩn trọng. Vì trong thực tế thời gian qua có tới hơn 95% nhà đầu tư, kể cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, chịu thua lỗ, như giai đoạn 2011 – 2012 lỗ tới hàng trăm tỷ đồng, thậm chí là hàng nghìn tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...