NHNN đề xuất giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống 30%

Ngân hàng Nhà nước đề xuất giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn xuống 30% (từ mức 40% hiện nay).
NHNN đề xuất giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống 30%

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.  Thông tư này đưa ra lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo 2 phương án.

Phương án 1, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đến hết 30/6/2020 là 40%. Từ 1/7/2020 đến 30/6/2021, tỷ lệ áp dụng là 35% và từ sau 1/7/2021 là 30%.

Với phương án 2, tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn ở mức 40% đến 30/6/2020 và giảm còn 37% từ 1/7/2020 đến 30/6/2021. Sau đó, từ 1/7/2021 đến 30/6/2022, tỷ lệ này hạ xuống mức 34%, từ 1/7/2020 giảm xuống 30% từ 1/7/2020.

NHNN cho hay việc điều chỉnh này là nhằm phù hợp với chủ trương của Chính phủ và tình hình thực tế cho vay trung, dài hạn của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, từng bước kiểm soát được rủi ro thanh khoản nhằm bảo đảm an toàn hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước những thay đổi của các yếu tố từ trong và ngoài nước, góp phần ổn định hoạt động ngân hàng, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Ngoài ra, theo tính toán của cơ quan này, việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn hàng năm 5% không tác động lớn đến hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp không phụ thuộc vào vốn ngân hàng, chủ động tiếp cận các nguồn vốn khác như: Phát hành cổ phiếu tăng vốn, phát hành trái phiếu hay hợp tác thực hiện dự án với các đối tác nước ngoài...

Trước đó, tháng 8/22018, NHNN có Thông tư 16/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014 về giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, trong năm 2018, tỷ lệ áp dụng là 45% với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 90% với tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Từ ngày 1/1/2019, tỷ lệ áp dụng với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm xuống còn 40%, giữ nguyên với tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

 >> NHNN yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng tiêu dùng, khách hàng có dư nợ lớn

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng thêm một năm "ăn nên làm ra"

Ngành ngân hàng thêm một năm "ăn nên làm ra"

Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được Đại hội đồng cổ đông giao, trong đó, có những đơn vị ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số...

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...