NHNN: Không hỗ trợ lãi suất cho vay bằng đồng USD

Về kiến nghị của cử tri tỉnh Tiền Giang liên quan đến việc hỗ trợ lãi suất cho vay bằng đồng USD, Ngân hàng Nhà nước cho biết chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước có hỗ trợ lãi suất khi cho vay bằng đồng Việt Nam nhưng chưa tính đến việc hỗ trợ đối với cho vay bằng đồng USD.

Cử tri tỉnh Tiền Giang vừa có kiến nghị gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV liên quan đến việc xem xét hỗ trợ lãi suất cho vay bằng USD đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

Cử tri cho rằng, Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có hỗ trợ lãi suất khi cho vay bằng đồng Việt Nam nhưng chưa tính đến việc hỗ trợ lãi suất USD cho các doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, cử tri đề nghị xem xét, mở rộng ngành nghề được hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP. Nguyên nhân là do nhiều ngành, nghề khác cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 chứ không riêng gì các ngành nghề được quy định tại Nghị định.

Về vấn đề này, NHNN cho biết, thực hiện chủ trương của Chính phủ, NHNN đã và đang triển khai đồng bộ các biện pháp để hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế, trong đó có việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay bằng ngoại tệ, dần chuyển từ quan hệ vay mượn sang quan hệ mua bán nhằm ổn định thị trường ngoại tệ và tăng niềm tin của người dân vào đồng nội tệ.

Việc triển khai hỗ trợ lãi suất cho vay ngoại tệ sẽ làm tăng nhu cầu ngoại tệ, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường quốc tế diễn biến phức tạp có thể gây ra áp lực tới tỷ giá trong nước và mục tiêu chính sách tiền tệ, làm giảm hiệu lực các chính sách hạn chế tình trạng đô la hóa đang được triển khai hiện nay.

hỗ trợ lãi suất cho vay

Mặt khác, trên thực tế, lãi suất cho vay bằng ngoại tệ thường thấp hơn so với lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam. Vì vậy, khi vay vốn bằng ngoại tệ, doanh nghiệp đã được vay với mức lãi suất thấp hơn so với việc vay vốn bằng đồng Việt Nam.

Theo đó, Nhà điều hành khẳng định, việc hỗ trợ lãi suất tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP áp dụng đối với khoản vay bằng VND là phù hợp với chủ trương chung của Chính phủ về hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế trong thời gian qua.

Đối với kiến nghị mở rộng đối tượng được hỗ trợ lãi suất cho vay, NHNN cho biết, sẽ ghi nhận để phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan đầu mối tham mưu về đối tượng được hỗ trợ lãi suất) xem xét, đánh giá trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Cập nhật kết quả triển khai gói hỗ trợ lãi suất, NHNN cho biết, đến cuối tháng 11/2022, doanh số cho vay của gói hỗ trợ lãi suất trên mới chỉ đạt gần 30.000 tỷ đồng, dư nợ gần 23.000 tỷ đồng với số tiền hỗ trợ lãi suất gần 78 tỷ đồng. Đây là một con số rất nhỏ trong gói hỗ trợ lên tới 40.000 tỷ đồng mà Chính phủ đưa ra.

Theo nhà điều hành, kết quả này chưa như kỳ vọng, nguyên nhân chủ yếu là do quá trình triển khai còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, một số khách hàng không muốn tham gia hỗ trợ lãi suất do e ngại công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; ngân hàng và khách hàng đều khó đánh giá, xác định “khả năng phục hồi” theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị định 31 của Chính phủ; nhiều hộ sản xuất, kinh doanh không có đăng ký hộ kinh doanh theo quy định nên không thuộc đối tượng được hỗ trợ.

Ngoài ra, cả phía ngân hàng thương mại và khách hàng đều gặp khó khăn trong việc xác định, bóc tách dư nợ vay hỗ trợ lãi suất trong trường hợp khách hàng vay kinh doanh nhiều mục đích khác nhau. Đây cũng là "nút thắt" khiến gói hỗ trợ lãi suất khó triển khai.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...