NHNN: Tăng giá bán USD thêm gần 1% để phù hợp với thị trường

Theo đại diện NHNN, thời gian qua việc can thiệp ngoại tệ của NHNN đã bổ sung một lượng ngoại tệ nhất định cho thị trường, giúp khả năng cung ứng ngoại tệ cho khách hàng của TCTD tốt hơn.
NHNN: Tăng giá bán USD thêm gần 1% để phù hợp với thị trường

Ngày 23/7/2018, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tăng mạnh giá bán USD sau 3 tuần điều chỉnh giảm trước đó.

Cụ thể, tỷ giá tham chiếu do NHNN công bố cho ngày 23/7 mua vào ở mức 22.700 đồng và bán ra là 23.273 đồng, tăng 268 đồng so với phiên giao dịch ngày 21/7, mức tăng tương đương gần 1% và trở lại cao hơn mức trước khi can thiệp tỷ giá ngày 3/7.

Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho biết, sau khi NHNN niêm yết tỷ giá bán can thiệp ở mức 23.050 VND/USD từ ngày 3/7, tỷ giá trên thị trường diễn biến tương đối ổn định, chủ yếu quanh mức 23.040-23.050 VND/USD. NHNN đã đáp ứng toàn bộ nhu cầu đăng ký mua ngoại tệ của các TCTD có trạng thái ngoại tệ âm để bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường, cùng với các biện pháp, công cụ chính sách tiền tệ khác đã giúp tỷ giá và thị trường ổn định, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của khách hàng được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.

Đại diện NHNN khẳng định, việc NHNN sẵn sàng can thiệp tại tỷ giá 23.050 VND/USD đã giúp bình ổn tỷ giá và thị trường ngoại tệ như đã nêu trên.

Trên thực tế, khi thị trường ngoại tệ có thiếu hụt cục bộ về ngoại tệ và chịu áp lực từ yếu tố tâm lý, kỳ vọng, việc can thiệp ngoại tệ của NHNN đã bổ sung một lượng ngoại tệ nhất định cho thị trường, giúp khả năng cung ứng ngoại tệ cho khách hàng của TCTD tốt hơn.

Do đó, ngày 23/7, NHNN niêm yết tỷ giá bán ngoại tệ ở mức 23.273 VND/USD để tỷ giá thị trường diễn biến phù hợp hơn với tình hình thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời đảm bảo sẵn sàng hỗ trợ thị trường tại mức tỷ giá hợp lý.

Ông Phạm Thanh Hà cho biết thêm, NHNN vẫn tiếp tục kiên định mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ từ đầu năm là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong điều hành, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, công cụ CSTT để thực hiện mục tiêu trên, trong đó tiếp tục điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với tình hình thị trường trong và ngoài nước, phối hợp với các công cụ khác và sẵn sàng bán ngoại tệ khi cần thiết để ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...