Nhu cầu nhân sự CNTT cao nhất trong lịch sử

Theo dự báo của Vietnamworks, trong năm 2017 và 2018 có gần 80.000 nhân lực CNTT sẽ ra trường nhưng so với nhu cầu tính đến cuối năm 2018, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực ngành này.
Nhu cầu nhân sự CNTT cao nhất trong lịch sử

Những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin (CNTT) luôn phát triển với tốc độ cao khiến cho nhu cầu về nhân lực cũng tăng cao.

Báo cáo mới nhất về ngành CNTT Việt Nam 2017 của trang web việc làm Vietnamworks cho hay  nhu cầu nhân sự ngành CNTT đang ở mức cao nhất trong lịch sử với gần 15.000 việc làm được tuyển dụng trong năm 2016.

"Theo dự báo của Vietnamworks, với gần 80.000 nhân lực CNTT sẽ ra trường trong năm 2017 và 2018, so với nhu cầu tính đến cuối năm 2018, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực về CNTT.

Còn Bộ TT&TT cho biết tổng số nhân lực trong ngành công nghiệp CNTT hiện nay là hơn 600.000 người, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp phần cứng - điện tử là khoảng 300.000 người. Số còn lại thuộc về lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số. Cũng theo Bộ TT&TT, Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu nhân lực CNTT vào năm 2020.

Hiện trong hơn 400 trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam có tới 2/3 trường đào tạo chuyên ngành CNTT. Tuy nhiên, theo thống kê của Viện Chiến lược TT&TT (Bộ TT&TT), có tới 72% sinh viên ngành CNTT ra trường không có kinh nghiệm thực hành; 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 80% lập trình viên phải đào tạo lại.

Thực tế này cho thấy trình độ của các sinh viên CNTT ra trường còn hạn chế, chưa phù hợp với công việc mà doanh nghiệp yêu cầu.

TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học FPT khẳng định chất lượng đào tạo thuộc về các trường đại học. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, các trường phải luôn cập nhật chương trình học và cung cấp kỹ năng tự học để sinh viên ra trường luôn sẵn sàng với những thay đổi đang diễn ra.

Theo TS. Vũ Văn San, Giám đốc Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, nếu đào tạo không nắm bắt được nhu cầu thực tiễn của xã hội, của doanh nghiệp thì sẽ đi chệch hướng. Có khi những thứ doanh nghiệp cần thì không đào tạo mà nhà trường lại đi dạy những cái mà doanh nghiệp không cần.

TS. Vũ Văn San cho rằng nếu doanh nghiệp thực sự cần nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của mình thì nên chủ động trao đổi thường xuyên với nhà trường. Sau khi có sự trao đổi, bàn bạc, nhà trường sẽ tìm cách điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp.

Ông San nhấn mạnh, một chương trình khung cứng nhắc, không linh hoạt sẽ làm cản trở quá trình phát triển nhất là đối với một ngành như CNTT.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...