Nhựa Đông Á lên tiếng khi liên tục bị nhắc nhở nộp báo cáo tài chính

Đã có ít nhất hai lần Nhựa Đông Á bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM nhắc nhở về việc chậm công bố Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý 1/2023…
Nhựa Đông Á lên tiếng khi liên tục bị nhắc nhở nộp báo cáo tài chính

Nhựa Đông Á vẫn chưa hoàn thành yêu cầu nộp Báo cáo tài chính của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM mặc dù đã bị nhắc nhiều lần

Mới đây nhất, vào ngày 12/5 Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (mã chứng khoán: DAG) một lần nữa bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) ra văn bản với cùng nội dung với văn bản ban đầu tại để nhắc nhở về việc chậm công bố Báo cáo tài chính quý 1/2023.

Theo văn bản, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM cũng đề nghị Nhựa Đông Á khẩn trương công bố thông tin các Báo cáo nêu trên theo quy định và giải trình về việc chậm công bố thông tin của mình.

Về vấn đề này, ngày 26/4 (sau khi bị nhắc nhở lần 1), Nhựa Đông Á đã có văn bản xin tạm hoãn công bố báo cáo tài chính quý 1/2023. Theo đó, doanh nghiệp này đã xác nhận sẽ phải công bố Báo cáo tài chính quý 1/2023 chậm nhất vào ngày 30/4/2023.

Tuy nhiên, hiện nay do có sự biến động về nhân sự của phòng kế toán và một vài kế toán của Nhựa Đông Á bị mắc Covid-19, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang thực hiện giải trình thanh tra thuế công ty con tại Hà Nam trong thời gian 30 ngày từ ngày 24/3/2023 đến 24/4/2023 dẫn đến công ty con chưa kịp hoàn thành báo cáo để gửi về tập đoàn tổng hợp và công bố đúng thời hạn theo quy định. Nên Nhựa Động Á xin được tạm hoãn công bố thông tin này chậm nhất đến ngày 15/5/2023.

Liên quan đến việc chậm nộp các loại Báo cáo của Nhựa Đông Á, ngày 20/4 Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM cũng có văn bản chậm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, trong đó nêu rõ: “2. Công ty đại chúng phải lập báo cáo thường niên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và công bố báo cáo này trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày công bố báo cáo tài chính năm được kiểm toán nhưng không vượt quá 110 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính”, nên Nhựa Đông Á thuộc diện chậm công bố thông tin Báo cáo thường niên năm 2022.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã nhắc nhở và đề nghị Nhựa Đông Á thực hiện đúng các quy định hiện hành về công bố thông tin để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông trên thị trường chứng khoán.

Về kết quả hoạt động kinh doanh của Nhựa Đông Á, năm 2022, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt là 2.250 tỷ đồng và 26 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2022, về doanh thu, Nhựa Đông Á ở mức 2.272,7 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm. Nhưng, về lợi nhuận ròng Nhựa Đông Á chỉ có 7,4 tỷ đồng, và chỉ đạt 28% kế hoạch đặt ra.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chờ hướng dẫn cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ

Chờ hướng dẫn cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi mở ra cơ hội được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) cho các trường hợp không có giấy tờ. Để thực hiện có hiệu quả, các địa phương kiến nghị cần sớm có hướng dẫn cụ thể.

Khai thông quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Khai thông quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Nhờ khai thông vấn đề quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, tăng cường các biện pháp khuyến khích, nên số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng qua các thời kỳ.

Huy động hợp lý các nguồn điện, ưu tiên đảm bảo cung ứng điện ổn định, an toàn dịp Tết

Huy động hợp lý các nguồn điện, ưu tiên đảm bảo cung ứng điện ổn định, an toàn dịp Tết

Sáng 6/2/2024 (tức 26 Tết Nguyên đán), Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác Bộ Công Thương đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC) về tình hình quản lý, vận hành hệ thống điện và cung ứng điện dịp Tết Giáp Thìn.

Hướng biển, mở không gian năng lượng mới

Hướng biển, mở không gian năng lượng mới

Việc phát triển điện gió ngoài khơi không chỉ đóng góp thêm nguồn năng lượng cho đất nước và hiện thực hóa cam kết trung hòa carbon của quốc gia, mà sẽ mở ra một không gian phát triển mới cho ngành công nghiệp năng lượng...

Những thách thức lớn nhất của phát triển điện khí LNG tại Việt Nam

Những thách thức lớn nhất của phát triển điện khí LNG tại Việt Nam

Theo Chủ tịch Hội Dầu Khí Việt Nam, phát triển điện khí LNG hiện nay có 3 khó khăn và thách thức lớn nhất. Đó là thiếu cơ chế, chính sách cho chuỗi hoạt động điện khí; thiếu hành lang pháp lý cho hoạt động độc lập và tự chủ của PVN/EVN; cách tiếp cận và xử lý của cơ quan quản lý…