Những cuộc chia tay "dậy sóng" của chủ ngân hàng

Sự ra đi của những vị chủ tịch ngân hàng lớn luôn làm “dậy sóng” dư luận. Có nhiều lý do được viện dẫn như lãnh đạo hết nhiệm kỳ, đến tuổi nghỉ hưu, sức khoẻ yếu, hay thậm chí bị miễn nhiệm vì dính sa
Những cuộc chia tay "dậy sóng" của chủ ngân hàng

Sự ra đi của những vị chủ tịch ngân hàng lớn luôn làm “dậy sóng” dư luận. Có nhiều lý do được viện dẫn như lãnh đạo hết nhiệm kỳ, đến tuổi nghỉ hưu, sức khoẻ yếu, hay thậm chí bị miễn nhiệm vì dính sai phạm nghiêm trọng, bị khởi tố điều tra vụ án...

Mới đây, thị trường tài chính lại xôn xao trước thông tin ông Trần Bắc Hà – Chủ tịch HĐQT ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV, mã: BID) sẽ rời ghế Chủ tịch vào ngày 1/9 tới đây.Chủ tịch BIDV sắp nghỉ hưuCó nhiều đồn đoán xung quanh việc thôi chức này, song, một khả năng khá hợp lý hơn là ông Bắc Hà sắp đến tuổi nghỉ hưu. Được biết, ông Bắc Hà sinh ngày 19/8/1956 nên vài ngày tới, ông sẽ tròn 60 tuổi – đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của Luật Lao động.Gia nhập ngân hàng BIDV từ tháng 2/1981, tính đến nay, ông Bắc Hà đã có tới 35 năm gắn bó với ngân hàng này, trải qua nhiều vị trí công tác quan trọng. Tháng 7/1991, ông Bắc Hà được bổ nhiệm làm Giám đốc BIDV chi nhánh Bình Định.Ông trực tiếp xây dựng, khởi tạo thành lập Sở Giao dịch 3, công ty Chứng khoán, công ty Quản lý nợ khai thác tài sản, Trưởng Ban Xử lý nợ ngân hàng TMCP Nam Đô, chỉ đạo thành lập các hiện diện thương mại tại Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc, văn phòng đại diện tại Lào, Campuchia, Myanmar. Đồng thời, ông Hà là Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia, Lào, Myanmar…Đến tháng 10/1999, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc BIDV, được bầu làm Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc BIDV vào tháng 5/2003. Tháng 01/2008, ông Bắc Hà chính thức được bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV, đại diện vốn nhà nước từ đó cho đến nay.Là vị Chủ tịch đầy quyền lực của ngân hàng lớn, ông Trần Bắc Hà cũng từng có nhiều tin đồn liên quan đến cá nhân, gây “bão” thị trường. Gần nhất, hồi năm 2013, xuất hiện tin đồn ông Hà bị bắt giữ khiến thị trường chao đảo, chỉ số VnIndex giảm 18 điểm (giảm 3,36%), cổ phiếu BIDV bị sụt giá mạnh, khiến vốn hóa trên thị trường chứng khoán bị “bốc hơi” 29.000 tỷ đồng trong chỉ một phiên giao dịch. Sau đó, lãnh đạo BIDV ngay lập tức lên tiếng bác bỏ, dập tắt tin đồn thất thiệt này.Trao đổi với Thời báo Kinh Doanh, đại diện truyền thông của BIDV cho biết, đến thời điểm này, ông Trần Bắc Hà vẫn đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT và “chưa có thay đổi gì”. Về phương án nhân sự thay thế ông Hà sau khi nghỉ hưu, thì “đến giờ cũng chưa có thông tin gì và nếu có, chúng tôi sẽ có thông báo công khai”.Sau khi nghỉ hưu, ông Bắc Hà vẫn có cơ hội làm Chủ tịch HĐQT nếu được cổ đông nhà nước tin tưởng, giao làm Người đại diện vốn nhà nước và được ĐHCĐ bầu vào Thành viên HĐQT.Thực tế ghi nhận, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN, sau khi nghỉ hưu, vẫn tham gia hoạt động điều hành, giữ vị trí Chủ tịch HĐQT ngân hàng DongABank.Dấu ấn cuối nhiệm kỳTrong suốt nhiệm kỳ hơn 8 năm giữ vị trí Chủ tịch, ông Trần Bắc Hà để lại dấu ấn rõ nét trong việc phát triển ngân hàng BIDV, thể hiện ở sự tăng trưởng “nóng” về tín dụng, tăng nhanh quy mô vốn, tổng tài sản, đầu tư vào nhiều dự án lớn của các tập đoàn, tổng công ty… và mở rộng đầu tư ra khu vực.BIDV cũng là ngân hàng có quy mô nợ xấu rất lớn, tới 13 nghìn tỷ đồng tính đến 30/6/2016. Đáng chú ý, tại ĐHCĐ năm 2016, cổ đông đã chất vấn HĐQT ngân hàng về khối nợ lớn ở các công ty của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG). Ông Trần Bắc Hà hé lộ, khối nợ của HAG lên tới hơn 10.500 tỷ đồng song đây là con nợ “sòng phẳng nhất” và ngân hàng nhận thấy trách nhiệm phải hỗ trợ HAG.Với sự tăng trưởng tín dụng cao, BIDV năm nào cũng báo lãi vài nghìn tỷ đồng nhưng cổ tức trả cho cổ đông lại chỉ ở mức 8,5-10,2% trong 3 năm gần đây, một phần nhỏ bằng tiền mặt, còn lại trả bằng cổ phiếu. Tại ĐHCĐ năm 2016, HĐQT đã quyết định “xén” cổ tức của năm 2015 vào phút chót, dù trước đó dự định trả tỷ lệ 9%.Sau ĐHCĐ này, BIDV lại “nổi như cồn” với cuộc tranh cãi cổ tức, theo đó Bộ Tài chính đề nghị NHNN chỉ đạo Người đại diện vốn nhà nước biểu quyết lại việc BIDV chia cổ tức bằng tiền mặt, dù trước đó 100% cổ đông nhất trí tờ trình không chia cổ tức tiền mặt. Vấn đề cổ tức này có lẽ người kế nhiệm ông Bắc Hà cũng sẽ khá khó xử.Trong giới ngân hàng, đã có cuộc chia tay “đẫm nước mắt”, tiếc nuối của người trong cuộc vì những dự định, kế hoạch phát triển ngân hàng còn dang dở, tồn đọng, yếu kém…[caption id="attachment_6911" align="alignnone" width="651"]
Ông Phạm Huy Hùng, chủ tịch Vietinbank chia tay cán bộ nhân viên trong nghẹn ngào xúc động cuối tháng 4/2014[/caption]Tháng 4/2014, cổ đông của ngân hàng Vietinbank không khỏi xúc động khi Chủ tịch HĐQT Phạm Huy Hùng nghẹn ngào nói lời chia tay trước ngày nghỉ hưu theo chế độ. Sau hơn 24 năm gắn bó với Vietinbank, ông Phạm Huy Hùng đã có nhiều đóng góp quan trọng, phát triển ngân hàng lớn mạnh, vươn lên vị thế dẫn đầu thị trường.Song ở cuối nhiệm kỳ, ông Phạm Huy Hùng ra đi vào đúng thời điểm “tâm bão” khi xét xử đại án siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như cùng các nhân sự quan trọng của Vietinbank do sai phạm huy động vốn vượt trần, gây thiệt hại hơn 5.000 tỷ đồng và đại án Bầu Kiên.

Theo Thu Hằng/Thời báo Kinh Doanh

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...