Những đối tượng nào có thể được vay đặc biệt, vay tín chấp với lãi suất 0%?

Đối tượng áp dụng là tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước...

Những đối tượng nào có thể được vay đặc biệt, vay tín chấp với lãi suất 0%?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản vay có lãi suất là 0%/năm, khoản vay không có tài sản bảo đảm.

Dự thảo Quyết định này quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục xem xét, quyết định việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản vay có lãi suất là 0%/năm, khoản vay không có tài sản bảo đảm.

Đối tượng áp dụng là tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước.

Dự thảo nêu rõ điều kiện xem xét việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp thực hiện phương án cơ cấu lại, phương án cơ cấu lại được sửa đổi, bổ sung. Theo đó, tổ chức tín dụng phải đáp ứng điều kiện là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Đồng thời, có phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, trong đó có đề xuất biện pháp cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước và các nội dung của khoản vay đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước. Hoặc có phương án cơ cấu lại, phương án cơ cấu lại được sửa đổi, bổ sung đang được Ngân hàng Nhà nước xem xét, phê duyệt theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, trong đó có đề xuất biện pháp cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước và có đầy đủ các nội dung sau:

Đối với biện pháp cho vay đặc biệt có lãi suất là 0%/năm, tổ chức tín dụng có danh mục tài sản bảo đảm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về cho vay đặc biệt. Đối với biện pháp cho vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm, tổ chức tín dụng chưa có danh mục tài sản bảo đảm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về cho vay đặc biệt và lãi suất cho vay đặc biệt là 0%/năm hoặc lớn hơn 0%/năm.

Dự thảo nêu rõ mục đích sử dụng tiền vay đặc biệt là để thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại Giấy phép và được xác định tại phương án cơ cấu lại, phương án cơ cấu lại được sửa đổi, bổ sung.

Đồng thời, số tiền đề nghị vay đặc biệt; thời hạn đề nghị vay đặc biệt, gia hạn vay đặc biệt không vượt quá thời hạn thực hiện phương án cơ cấu lại, phương án cơ cấu lại được sửa đổi, bổ sung.

Theo dự thảo, để được xem xét việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản vay không có tài sản bảo đảm trong trường hợp bị rút tiền hàng loạt, tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện: Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt và đã/đang thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 191 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024.

Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đề nghị vay đặc biệt, gia hạn khoản vay đặc biệt có đầy đủ các nội dung sau: Chưa có danh mục tài sản bảo đảm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về cho vay đặc biệt tại thời điểm đề nghị vay đặc biệt, gia hạn vay đặc biệt.

Mục đích sử dụng tiền vay đặc biệt áp dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về cho vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền tại bên vay đặc biệt trong trường hợp bị rút tiền hàng loạt; (không áp dụng đối với trường hợp tổ chức tín dụng đề nghị gia hạn khoản vay đặc biệt). Số tiền đề nghị vay đặc biệt trên cơ sở đánh giá tình hình khả năng chi trả trong thời hạn 30 ngày của bên vay đặc biệt.

Thời hạn đề nghị vay đặc biệt, gia hạn vay đặc biệt trên cơ sở đánh giá tình hình khả năng chi trả của bên vay đặc biệt và dưới 12 tháng. Mức lãi suất vay đặc biệt, trường hợp mức lãi suất cho vay đặc biệt là 0% áp dụng đối với tổ chức tín dụng có lỗ lũy kế lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Dự thảo nêu rõ, trường hợp tổ chức tín dụng đề xuất áp dụng lãi suất 0%/năm đối với khoản vay đặc biệt đã vay tại Ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn chưa có phương án cơ cấu lại hoặc phương án cơ cấu lại chưa được phê duyệt, tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau: Là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; Có lỗ lũy kế lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cũng theo dự thảo, trường hợp tổ chức tín dụng đề xuất áp dụng lãi suất 0%/năm đối với khoản vay đặc biệt đã vay tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện phương án cơ cấu lại, phương án cơ cấu lại được sửa đổi, bổ sung phải đáp ứng hai điều kiện.

Một, là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Hai, có phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 hoặc phương án cơ cấu lại, phương án cơ cấu lại được sửa đổi, bổ sung đang được Ngân hàng Nhà nước xem xét, phê duyệt theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024; trong đó phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay có đề xuất áp dụng lãi suất 0%/năm và miễn tiền lãi vay của khoản vay đặc biệt đã vay (nếu có).

Xem thêm

Ngân hàng Nhà nước: Miễn giảm lãi suất, đẩy mạnh vay mới khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3

Ngân hàng Nhà nước: Miễn giảm lãi suất, đẩy mạnh vay mới khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tổng hợp thiệt hại của khách hàng vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành...

Có thể bạn quan tâm

Cuộc so tài thiết kế thẻ đen giữa các ngân hàng Việt

Cuộc so tài thiết kế thẻ đen giữa các ngân hàng Việt

Để phục vụ cho nhu cầu của tập khách hàng ưu tiên, các sản phẩm thẻ tín dụng cao cấp cần đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ thẩm mỹ đến chất lượng, vừa mang đến cho khách hàng những đặc quyền ấn tượng, vừa đảm bảo sự bảo mật và chỉn chu trong mọi dịch vụ…

Trải nghiệm làm "thượng đế" trong phòng chờ sân bay của ngân hàng

Trải nghiệm làm "thượng đế" trong phòng chờ sân bay của ngân hàng

Các ngân hàng đang bước vào cuộc đua khốc liệt trong việc nâng cao dịch vụ chăm sóc khách VIP và phòng chờ sân bay trở thành điểm nhấn. Không chỉ là nơi nghỉ ngơi tiện nghi, những phòng chờ này còn phản ánh sự khác biệt và cam kết phục vụ tận tâm của mỗi ngân hàng đối với khách hàng...

Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm có thể bị phạt tới 200 triệu đồng

Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm có thể bị phạt tới 200 triệu đồng

Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm. Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tối đa là 100 triệu đồng, đối với tổ chức tối đa là 200 triệu đồng...