Ninh Bình: Dự án ‘khủng’ đội vốn nghìn tỷ đâu chỉ có Sào Khê

Báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc tại Quốc hội về dự án nạo vét sông Đáy tại Ninh Bình đội vốn từ 72 tỷ lên 2.595 tỷ khiến dư luận xôn xao.
Ninh Bình: Dự án ‘khủng’ đội vốn nghìn tỷ đâu chỉ có Sào Khê

Dự án nạo vét sông Đáy tại Ninh Bình

Dự án đội vốn tới gần… 10 nghìn tỷ đồng

Đó là dự án Nạo vét sông Đáy, được phê duyệt năm 2010 với số vốn từ ngân sách nhà nước là 2.078 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi chỉ định thầu cho Tập đoàn Xuân Thành, chỉ vài năm sau mức đầu tư của dự án đã được điều chỉnh thành 9.720 tỷ đồng, tăng 7.642 tỷ.

Cụ thể, dự án Nạo vét sông Đáy (đoạn từ cầu Gián Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến qua sông Đáy với chiều dài 77km) nhằm thoát lũ Hoàng Long theo Quyết định 896 ngày 30/9/2010 của UBND tỉnh Ninh Bình.

Dự án do Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư, với vốn thực hiện ban đầu là 2.078 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Thời gian triển khai từ năm 2010 đến năm 2015.

Dự án này được UBND tỉnh Ninh Bình giao chỉ định thầu cho Tập đoàn Xuân Thành Ninh Bình thực hiện, mặc dù theo kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2012, dự án Nạo vét sông Đáy không được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo Luật Đấu thầu và Nghị định 58 (2008).

Ngoài ra, dự án này còn được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt khi chưa có báo cáo kết quả thẩm định.

Kết quả là, chỉ sau 2 năm thực hiện, dự án đã đội vốn từ hơn 2.000 tỷ ban đầu lên 9.720 tỷ. Với tổng chiều dài 77 km, có thể thấy nạo vét 1km sông Đáy sẽ tốn khoảng 126 tỷ đồng.

So sánh với bối cảnh hiện nay, với chủ trương xã hội hoá cho các doanh nghiệp nạo vét tận thu cát sỏi mà Cục Đường thuỷ Nội địa (Bộ GTVT) đang thực hiện tại nhiều địa phương thì dự án nạo vét sông Đáy sẽ không tiêu tốn nhiều nghìn tỷ đồng của Nhà nước đến thế.

Thậm chí, theo một số chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực nạo vét luồng lạch: với chủ trương xã hội hoá hiện nay của Bộ GTVT cho doanh nghiệp tận thu vật liệu, thì Nhà nước sẽ không phải tiêu tốn ngân sách. Việc bán vật liệu tận thu sẽ đủ kinh phí để chi trả nhân công máy móc thực hiện việc nạo vét.

Hàng chục dự án đội vốn nghìn tỷ

Quay trở lại với các dự án đội vốn tại Ninh Bình, Kết luận của Thanh tra Chính phủ (năm 2012) về công tác quản lý đầu tư các dự án có sử dụng vốn nhà nước, vốn vay và tài trợ của nước ngoài trong giai đoạn 2005 – 2011 cho thấy, ngoài dự án đội vốn ‘khủng’ nói trên, còn có 9 dự án khác đều đồng loạt đội vốn từ hàng chục đến hàng nghìn tỷ đồng.

Đơn cử như dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10 (đội vốn hơn 850 tỷ), dự án Xây dựng nâng cấp đường tỉnh ĐT477B (đội vốn hơn 1.100 tỷ), dự án Nâng cấp đê hữu sông Hoàng Long và sông Đáy đoạn từ Bái Đính đi Kim Sơn (đội vốn hơn 2.150 tỷ), dự án Nâng cấp đê hữu Hoàng Long, đê Đức Long, Gia Tường, Lạc Vân (đội vốn hơn 560 tỷ), dự án Nạo vét lòng dẫn tuyến thoát lũ sông Hoàng Long (đội vốn hơn 430 tỷ đồng)…

Được biết, Tập đoàn Xuân Thành là nhà thầu lớn ở Ninh Bình, đã trúng thầu nhiều dự án lớn trên địa bàn tỉnh này với mức đầu tư lên tới hàng chục tỷ đồng.

Chỉ trong vài năm, tập đoàn tư nhân này đã thi công Dự án Cải tạo, nâng cấp đê Hữu Đáy đoạn qua TP Ninh Bình (từ K8+380 đến K32+400) với số vốn hơn 3.550 tỷ đồng, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Ninh Bình với số vốn hơn 2.670 tỷ đồng, Dự án Đầu tư xử lý cấp bách hệ thống chống ngập lụt TP Ninh Bình và huyện Hoa Lư với số vốn là hơn 1.699 tỷ đồng, Dự án Quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình với số vốn hơn 1.198 tỷ đồng, Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình với số vốn trên 1.400 tỷ đồng…

Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước vào chiều 21/5, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nêu trường hợp cá biệt của dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, tỉnh Ninh Bình điều chỉnh giá trị tăng 36 lần (từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng).

Theo tìm hiểu, dự án này đã kéo dài 17 năm (từ năm 2001), được giao cho Công ty Xây dựng Xuân Trường thực hiện và đến nay chưa hoàn thành. Theo Báo cáo của UBND tỉnh Ninh Bình, hiện số vốn đã bố trí là 1.255 tỷ đồng, vốn còn thiếu để hoàn thành dự án là 1.340 tỷ đồng.

Trước những sai phạm của lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình trong các dự án trên là nghiêm trọng, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị cần kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với tập thể và những cá nhân lãnh đạo để xảy ra sai phạm.

Cụ thể, kiến nghị kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý hành chính tùy theo mức độ vi phạm đối với lãnh đạo các Sở KH&ĐT; GTVT; VHTT&DL; NN&PTNT; UBND huyện Nho Quan; UBND huyện Kim Sơn trong việc chưa chấp hành đầy đủ thủ tục thẩm định dự án, thiết kế kĩ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và những sai phạm trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…