OceanBank đề nghị công ty Trung Dung chịu trách nhiệm bồi thường khoản vay 500 tỷ đồng

Trong phiên toà ngày 29/8, OceanBank đề nghị toà xem xét quy buộc công ty Trung Dung và các bị cáo có liên quan, liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho ngân hàng 500 tỷ đồng và lãi phát sinh.
OceanBank đề nghị công ty Trung Dung chịu trách nhiệm bồi thường khoản vay 500 tỷ đồng

Toà án nhân dân TP Hà Nội đang tiến hành xét xử đại án sai phạm xảy ra tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) để xem xét quy tội cho các lãnh đạo ngân hàng, công ty liên quan, trong đó có ông Hà Văn Thắm, nguyên chủ tịch HĐQT OceanBank và chủ tịch Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group, mã: OGC), ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam... cùng 46 bị cáo là giám đốc, phó giám đốc hàng loạt công ty liên quan tới những phi vụ cho vay, huy động vốn nghìn tỷ. 

Chiều ngày 29/8, tòa bắt đầu hần xét hỏi các bị cáo về nội dung đầu tiên là các hành vi sai trái trong việc OceanBank cho công ty Trung Dung của Phạm Công Danh vay 500 tỷ đồng.

Đây là công ty sân sau do Phạm Công Danh và các đồng phạm lập ra để dùng pháp nhân này vay vốn của OceanBank, sau đó lấy tiền mua cổ phần thâu tóm ngân hàng Xây Dựng (VNCB, nay là CBBank). 

Tại toà, bị cáo Phạm Công Danh khai rằng, do không được đồng ý cho phép lập ngân hàng chuyên trong lĩnh vực xây dựng nên Hà Văn Thắm giới thiệu cho Phạm Công Danh mua cổ phần Ngân hàng Đại Tín từ bà Hứa Thị Phấn. 

Ông Danh cũng khai Hà Văn Thắm yêu cầu khoản phí chuyển nhận tiếp quản ngân hàng Đại Tín trên dưới 1000 tỷ và sau đó Thắm mới cho xem hồ sơ ngân hàng. Sau đó Danh đã thỏa thuận được mức phí chuyển nhượng là 800 tỷ đồng. Tuy nhiên, bà Phấn không đồng ý chuyển giao ngân hàng cho Danh vì ông này không có kinh nghiệm, quan hệ ngân hàng.

Sau nhiều lần trao đổi, thương lượng thì đến cuối năm 2012, Phạm Công Danh và Hứa Thị Phấn đã ký hợp đồng cho mượn tài sản thế chấp, chuyển nhượng cổ phần. Khoảng giữa năm 2013, Phạm Công Danh tiếp quản Ngân hàng Đại Tín và đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng.

Về khoản vay 500 tỷ đồng của OceanBank, Danh cho biết do Ngân hàng Đại Tín thời điểm đó khó khăn, cần phải tiền để cân đối thanh khoản nên bà Phấn đề nghị Danh rót tiền vào Ngân hàng Đại Tín.

Do ông Danh đã chi hơn 1.000 tỷ đồng vào Ngân hàng Đại Tín để cấn đối thanh khoản không còn tài sản nữa, nên bà Phấn gợi ý việc vay tiền và Sáu Phấn sẽ cho mượn tài sản để vay. Tuy nhiên, sau đó tài sản của bà Phấn không đủ điều kiện hợp pháp để đảm bảo cho khoản vay ngân hàng nên phải lập pháp nhân mới là công ty Trung Dung để Thắm phê duyệt cho vay, giải ngân quan công ty này. 

Sau phần xét hỏi các bị cáo gồm Trần Văn Bình, Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm, Nguyễn Văn Hoàn, Hứa Thị Phấn (đọc lời khai do bà Phấn vắng mặt) và những người liên quan tại OceanBank, HĐXX yêu cầu người đại diện Ngân hàng OceanBank có ý kiến.

Đại diện đã nêu ra một loạt các kiến nghị, trong đó, đề nghị xem xét quy buộc công ty Trung Dung và các bị cáo có liên quan liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho OceanBank 500 tỷ đồng và toàn bộ số tiền lãi và phát sinh theo Hợp đồng tín dụng số 89 ngày 23/11/2012 giữa OceanBank và Trung Dung.

Đề nghị làm rõ trách nhiệm liên quan của Ngân hàng Xây dựng cho việc xây dựng cam kết 3 bên để đảm bảo cho việc giải tỏa khoản tiền. Vì Ngân hàng Xây Dựng chưa thực hiện đúng cam kết 3 bên số 3 ngày 23/11/2012 giữa OceanBank - Trung Dung - Đại Tín nên việc giải tỏa khoản tiền này không đúng, dẫn đến thiệt hại của ngân hàng.

OceanBank đề nghị tiếp tục duy trì kê biên đối với tài sản các bên đã sử dụng để thế chấp cho khoản vay này, bao gồm 2 nhà đất ở dự án khu chung cư phức hợp Nguyễn Hữu Cảnh phường 22 quận Bình Thạnh và giá trị hơn 5,8 triệu cổ phần của công ty tập đoàn SSG của bà Hứa thị Phấn, Hứa Thị Bích Hạnh và Ngô Kim Huệ.

Đề nghị HĐXX xem xét về việc trong quá trình điều tra bổ sung, tài liệu thể hiện khoản tiền 500 tỷ đồng cuối cùng chuyển đến tài khoản của 5 người cụ thể là Phạm Thành Trung, Trần Thanh, Hoàng Trọng Nhân, Nguyễn Công Anh và Ngô Anh Thông… Đề nghị HĐXX xem xét áp dụng quy định của Pháp Luật ví dụ như điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự để buộc các cá nhân giao lại số tiền này nhằm đảm bảo cho quá trình thi hành án.

Các bị cáo đều không nhận trách nhiệm về khoản tiền 500 tỷ đồng này. Cụ thể, bị cáo Phạm Công Danh phủ không đã nhận nhận tiền và không có tài sản đảm bảo. Hà Văn Thắm khai rằng ông và bà Phấn, ông Danh không hề có sự bàn bạc trong việc cho vay khoản tiền đó và mãi sau này mới biết tiền 500 tỷ đó về chỗ bà Phấn.

Nguyễn Văn Hoàn là phó tổng giám đốc OceanBank cho rằng trách nhiệm thuộc về ai cần làm rõ chỗ hợp đồng 3 bên là Trung Dung - Đại Tín - Ngân hàng Xây dựng (hợp đồng phong tỏa tiền khi chưa đủ tài sản đảm bảo).

>> OceanBank tiếp tục kinh doanh có lãi trong 6 tháng đầu năm 2017

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...