Ông Lê Anh Dũng: Việt Nam sẽ tiếp tục "hút vốn ngoại" nhờ nội lực mạnh mẽ

Bên thềm diễn ra Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2019, ông Lê Anh Dũng - Giám đốc kinh doanh và phát triển hạ tầng các KCN của Công ty TNI Holdings Việt Nam đã có
Ông Lê Anh Dũng: Việt Nam sẽ tiếp tục "hút vốn ngoại" nhờ nội lực mạnh mẽ

Ông nhấn mạnh, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ bằng nội lực cạnh tranh với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ.

Là doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực đầu tư bất động sản công nghiệp (BĐS CN). Ông đánh giá, phân khúc này Việt Nam đang phát triển theo xu thế nào?

Qua 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài (1998-2018), Việt Nam đã có vị trí nhất định trong bản đồ thu hút vốn đầu tư chất lượng đến từ nhiều quốc gia có nền sản xuất tiến tiến trên thế giới.

Điều đáng nói là, luôn có sự dẫn đầu của khối các nước sản xuất, gia công hàng đầu là như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và 05 năm gần đây là Hồng Kông, Trung Quốc…

Việt Nam đã đang và tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ bằng nội lực cạnh tranh, tiềm năng cùng sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ thông qua chính sách đầu tư minh bạch, thông thoáng.

Bên cạnh đó, công cuộc hiện đại hóa cùng với chiến lược phát triển toàn diện với công nghiệp hóa 4.0 và FDI 2.0 đi kèm các tiêu chí chọn lọc dự án đầu tư theo xu hướng xanh, sạch và công nghệ cao, công nghệ sử dụng hàm lượng tri thức sẽ tạo nền tảng vững chắc cho các nhà sản xuất hàng đầu thế giới đến với Việt Nam. Theo tôi, đó chính là xu hướng phát triển mới.

Được biết, TNI Holdings đã có mục tiêu phát triển hệ thống các KCN hướng tới mô hình sinh thái bền vững tại Việt Nam. Ông có thể chia sẻ về kế hoạch này?

Là thành viên của TNG Holdings Vietnam, hiện, TNI đang quản lý 11 Khu cụm công nghiệp trải dài từ Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và Thanh Hóa với quy mô trên 2.000 ha đất CN, tỷ lệ lấp đầy trung bình của các KCN trên 90%.

Trong tương lai 05 năm tới sẽ tiếp tục mở rộng thêm các KCN mới tại miền Bắc và mở rộng địa bàn kinh doanh KCN tại phía Nam. Với định hướng thu hút các dự án chất lượng, đảm bảo các tiêu chí xanh, sạch và có hàm lượng công nghệ cao, TNI đã và đang chủ động nghiên cứu các mô hình mới (Ecology Industrial Park, Business Park, Logistics Warehouse System) trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng KCN nhằm thu hút các dự án có quy mô lớn và giá trị cao trong các chuỗi sản xuất ô tô, điện thoại thông minh và sản xuất linh kiện cho máy bay, các chuỗi phụ trợ cho sản xuất…

Đây là kế hoạch mang đến một mô hình KCN chất lượng trong tương lai.

"Qua 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam có thu hút được vốn từ khối các nước sản xuất, gia công hàng đầu là như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và 05 năm gần đây là Hồng Kông, Trung Quốc…

Năm 2018, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế được Chính phủ ban hành. Điều này có ảnh hưởng đến kế hoạch trên cũng như xu hướng phát triển của thị trường BĐS CN như ông đã nói?

Ông Lê Anh Dũng: Việt Nam sẽ tiếp tục "hút vốn ngoại" nhờ nội lực mạnh mẽ ảnh 1

Có thể nói, Nghị định mới này có nhiều lợi điểm mới so với các Nghị định trước đây khi hỗ trợ được cho lộ trình triển khai pháp lý cũng như phát triển các dự án mới của chúng tôi trong tương lai.

Tuy nhiên, vẫn còn xuất hiện và tồn tại nhiều vướng mắc cho chúng tôi. Đây cũng là những vấn đề mà nhiều nhà đầu tư hạ tầng khác đang gặp phải.

Đơn cử, vấn đề về liên quan đến đất đai. Quy hoạch KCN đã được Thủ tướng Chính phủ ký nhưng khi thu hồi đất lúa (nếu diện tích hơn 10ha) lại tiếp tục xin ý kiến Thủ tướng thì khiến thời gian kéo dài. Điều này ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

Thứ hai, trong lĩnh vực đầu tư dự án chế xuất, đến thời điểm này, vẫn chưa có thông tư hướng dẫn gây ra nhiều trở ngại trong cấp phép cho các nhà đầu tư vào loại hình này.

Thứ ba, về loại hình khu công nghiệp sinh thái, Nghị định vẫn chưa nêu rõ được tiêu chuẩn áp dụng, tiêu chuẩn thiết kế, ưu đãi cho các nhà đầu tư dự án vào KCN…

Bên cạnh đó, quyền hạn của các Ban KCN, Ban KKT tại các địa phương còn bị chi phối bởi các Luật khác. Các bộ, ngành vẫn chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể dẫn đến chưa rõ ràng về đầu mối cơ quan xử lý chuyên môn.

"Để xây dựng và định vị thương hiệu trong phân khúc này, điều quan trọng là các DN phải trở thành là đầu mối sàng lọc các dự án trước khi tiếp nhận vào các KCN.

Để xây dựng và định vị thương hiệu trong phân khúc này, điều các doanh nghiệp đầu tư BĐS CN Việt Nam cần là gì? Ông có thể lấy ví dụ từ chính doanh nghiệp mình không?

Theo tôi, có 5 điều kiện cần đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực này. Đầu tiên là uy tín và cái tâm của làm nghề.

Thứ hai, các DN cần đảm bảo tối đa các yêu cầu của các nhà đầu tư và của các dự án đầu tư.

Thứ ba, hãy tăng cường mở rộng kết nối giao thương, đầu tư trên toàn thế giới. Đây vốn luôn là điều cần thiết trong kinh doanh

Thứ tư, là hông ngừng hoàn thiện hệ thống vận hành các KCN

Cuối cùng và cũng là điểm quan trọng nhất, các DN phải là đầu mối sàng lọc các dự án trước khi tiếp nhận vào các KCN.

Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…