Ông Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank

Trước khi được bổ nhiệm, ông Nguyễn Thanh Tùng là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Vietcombank...

Ông Nguyễn Thanh Tùng, tân Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank nhiệm kỳ 2023 - 2028
Ông Nguyễn Thanh Tùng, tân Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank nhiệm kỳ 2023 - 2028

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – mã chứng khoán: VCB) vừa công bố nghị quyết về việc thay đổi nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản trị và người phụ trách Ban điều hành.

Cụ thể, Vietcombank đã thống nhất bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023 - 2028. Thời hạn bổ nhiệm từ ngày 26/7/2024 cho đến hết nhiệm kỳ 2023 – 2028, đồng thời ông Tùng cũng sẽ thôi giữ chức Tổng Giám đốc Vietcombank.

Theo giới thiệu, ông Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1974, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương ngành Kinh tế ngoại thương và Đại học Sư phạm Ngoại ngữ ngành Tiếng Anh, đồng thời là thạc sĩ Kinh tế của Đại học Tổng hợp Paris Dauphine/ESCP.

Trước khi được bổ nhiệm, ông Nguyễn Thanh Tùng là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Vietcombank. Ông Nguyễn Thanh Tùng nhận chức Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 30/1/2023.

Cùng với quyết định nêu trên, Hội đồng quản trị Vietcombank cũng bổ nhiệm ông Lê Quang Vinh, Phó Tổng Giám đốc giữ chức Phó Tổng Giám đốc phụ trách ban điều hành từ ngày 26/7/2024 cho đến khi ngân hàng kiện toàn vị trí nhân sự Tổng Giám đốc.

Đồng thời, Vietcombank cũng miễn nhiệm chức vụ Thành viên phụ trách Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023 - 2028 đối với ông Đỗ Việt Hùng. Nguyên nhân do ông Nguyễn Thanh Tùng đã giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị nên ông Hùng không còn đảm nhận chức vụ Thành viên phụ trách Hội đồng quản trị nữa.

Sau khi miễn nhiệm vị trí Thành viên phụ trách Hội đồng quản trị, ông Hùng tiếp tục là Thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Một thông tin đáng chú ý khác, vừa qua Vietcombank đã thông báo nghị quyết Hội đồng quản trị về việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024.

Theo đó, đại hội dự kiến được tổ chức vào ngày 19/8/2024 tại Hội trường tầng 12, Tòa nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Vietcombank cho biết, nội dung cuộc họp nhằm mục đích thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ của ngân hàng (Phương án tăng vốn năm 2024), bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 - 2028 cũng như sửa đổi một số nội dung trong Điều lệ, quy chế… và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

Kế hoạch chào bán riêng lẻ 6,5% cổ phần đã được Vietcombank đưa ra từ năm 2019 song vẫn chưa thể hoàn tất. Trong đó, ngân hàng dự kiến chào bán riêng lẻ 307,6 triệu cổ phiếu cho đối tác Mizuho Bank (46,1 triệu cổ phiếu) và các nhà đầu tư khác (261,4 triệu cổ phiếu).

Trong Đại hội đồng cổ đông bất thường thường niên 2023, Nguyên Chủ tịch Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết kế hoạch phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài của nhà băng này đang dừng ở bước thuê tổ chức tư vấn. Theo kế hoạch, Vietcombank sẽ thực hiện phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2023 - 2024.

Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường thường niên 2024 vừa qua, Thành viên Đại hội đồng cổ đông bất thường Vietcombank Đỗ Việt Hùng cho biết, ngân hàng đang tiếp tục triển khai kế hoạch tăng vốn khoảng khoảng 27.700 tỷ đồng từ lợi nhuận còn lại của 2021 và lợi nhuận còn lại lũy kế đến trước năm 2018 cũng như kế hoạch phát hành riêng lẻ tỷ lệ 6,5%.

Thông tin chi tiết hơn về kế hoạch phát hành riêng lẻ, ông Hùng nói rằng việc triển khai tùy thuộc vào điều kiện thị trường. Ngân hàng sẽ chờ đợt tăng vốn từ nguồn lợi nhuận giữ lại của năm 2022 (chưa được Đại hội đồng cổ đông thông qua) trước khi phát hành riêng lẻ.

“Vietcombank hiện đang trong quá trình thu xếp để nhận sự tư vấn. Tùy điều kiện thị trường, ngân hàng sẽ tổ chức hội nghị giới thiệu với nhà đầu tư, cổ đông trong và ngoài nước. Chúng tôi dự kiến sẽ thực hiện việc này trong năm 2024 và phát hành thành công 6,5% cổ phần riêng lẻ có thể từ nay đến 2025 là hoàn thành”, ông Hùng nói.

Đến thời điểm hiện tại, Vietcombank chưa công bố báo cáo tài chính quý 2/2024. Trước đó, trong quý 1, nguồn thu chính của ngân hàng này giảm 1% so với cùng kỳ năm trước, còn 14.078 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.

Các nguồn thu ngoài lãi của ngân hàng cũng ghi nhận sụt giảm như lãi từ dịch vụ giảm 1% còn hơn 1.411 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 30% còn 1.197 tỷ đồng; lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh giảm 24% còn hơn 22 tỷ đồng và lãi từ hoạt động khác giảm tới 53% còn 508 tỷ đồng.

Trong quý 1/2024, Vietcombank đã tiết giảm chi phí hoạt động 4%, còn 5.054 tỷ đồng. Cùng với đó, ngân hàng này cũng giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, còn 1.508 tỷ đồng. Tuy nhiên, Vietcombank chỉ ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 10.718 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến hết tháng 3/2024, tổng tài sản của Vietcombank cũng thu hẹp 4% so với đầu năm, chỉ còn hơn 1,77 triệu tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng cùng giảm 3% so với năm ngoái, còn gần 1,23 triệu tỷ đồng và gần 1,35 triệu tỷ đồng.

Về chất lượng tài sản, tổng nợ xấu tính đến cuối quý 1/2024 là 15.459 tỷ đồng, tăng 24% so với đầu năm. Tất cả nhóm nợ xấu đều tăng và mạnh nhất tại nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) với 47% lên 2.557 tỷ đồng, kết quả đẩy tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tại Vietcombank tăng từ 0,98% đầu năm lên 1,26%.

Trong năm nay, Vietcombank đặt mục tiêu lãi trước thuế đạt hơn 42.000 tỷ đồng, như vậy kết thúc quý đầu năm 2024, ngân hàng này mới hoàn thành 26% kế hoạch lợi nhuận năm.

anh-chup-man-hinh-2024-07-28-luc-111834-1601.png
Thị giá cổ phiếu VCB trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 26/7, cổ phiếu VCB đóng cửa ở mức 87.300 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa của ngân hàng này trên thị trường đạt khoảng 487.927 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...