Ông Nguyễn Xuân Phúc tái đắc cử Chủ tịch nước

Đây là lần thứ tư ông tuyên thệ trước Quốc hội (hai lần tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Chính phủ, một lần tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước).

Với sự tín nhiệm cao của Quốc hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục đảm nhận cương vị này trong nhiệm kỳ mới.

Cuối tuần trước, nhân sự duy nhất được đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước là ông Nguyễn Xuân Phúc.

Sáng 26/7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước bằng hệ thống biểu quyết điện tử với 480/480 đại biểu có mặt tán thành.

Sau đó, Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Sau khi có kết quả bỏ phiếu kín, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước bằng hệ thống biểu quyết điện tử với 483/483 đại biểu tán thành.

Nghị quyết bầu Chủ tịch nước được Quốc hội thông qua nêu rõ: ông Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 (từ tháng 4/2021), đại biểu Quốc hội khoá XV, giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026”.

Nghị quyết có hiệu lực kể từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua.

Ngay sau đó, Chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức, sáng 26/7
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức, sáng 26/7

“Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước, tôi - Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”, Chủ tịch nước tuyên thệ.

Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày 20/7/1954, quê ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; trình độ cao cấp lý luận chính trị, cử nhân kinh tế.

Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII, XIII; Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa X, XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội khoá XI, XIII, XIV, XV.

Năm 2006, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần đầu khi 52 tuổi, được bầu vào Bộ Chính trị lần đầu vào năm 2011, khi 57 tuổi.

Quá trình công tác, ông Nguyễn Xuân Phúc đã trưởng thành từ cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng qua nhiều chức vụ ở địa phương, giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh từ 2001-2006.

Tiếp đó ông đã kinh qua các chức vụ như: Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.Năm 2011, ông được bầu giữ chức Phó Thủ tướng.

Đến năm 2016, ông được tín nhiệm bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.

Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Xuân Phúc tái cử chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Tháng 1/2021, ông được bầu vào Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII và được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị nhiệm kỳ 2021-2026.

Tháng 4/2021, tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá XIV, ông được miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng và được bầu làm Chủ tịch nước.

Tháng 7/2021, ông được Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ mới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...